Sao mãi không làm rõ ai "chống lưng" cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh?

Ủy ban Tư pháp cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan làm rõ về những biểu hiện “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trách nhiệm cá nhân có liên quan trong các vụ án tham nhũng như của ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Dân Trí phản ánh.
Sputnik

Báo cáo tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri, Ban Dân nguyện cho biết, trong lĩnh vực phụ trách của Uỷ ban Tư pháp, cử tri tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu kiến nghị làm rõ ai đứng đằng sau Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh trong việc để xảy ra hành vi tham nhũng; làm rõ việc thất thoát tài sản tham nhũng trong các vụ việc này để xử lý và thu hồi tài sản tham nhũng.

Chuyện công ty “sân sau” và chỉnh lại "lời ăn tiếng nói" của đại biểu Quốc hội

Trả lời về kiến nghị này, Uỷ ban Tư pháp thấy rằng, những sai phạm của Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cũng như các cán bộ có liên quan đã được Tòa án và các cơ có thẩm quyền làm rõ trong quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Ủy ban Tư pháp cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan hữu quan làm rõ về những biểu hiện "lợi ích nhóm", "sân sau", trách nhiệm cá nhân có liên quan trong các vụ án tham nhũng như cử tri nêu.

"Đồng thời, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng cường thực hiện có hiệu quả pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xử lý thật nghiêm minh hành vi tham nhũng theo quy định của Bộ luật Hình sự và tăng cường mọi biện pháp để thu hồi tài sản thất thoát do hành vi tham nhũng gây ra", Ủy ban Tư pháp cho biết.

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

Tài sản thật của ông Đinh La Thăng "chỉ có Trời mới biết"?
Trong lĩnh vực quản lý của Ủy ban Kinh tế, cử tri Đà Nẵng kiến nghị Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát trong lĩnh vực quản lý đất đai và nhà công sản vì đây là lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Theo Ủy ban Kinh tế xin trả lời như sau: Ngày 15/6/2018, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 61/2018/QH14 thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018". Kết quả giám sát sẽ được báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), Quốc hội khóa XIV.

Trong khi đó, cử tri TPHCM tiếp tục phản ánh về việc triển khai thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, đặt trạm BOT thu phí chưa hợp lý dẫn đến một số dự án gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội. Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có biện pháp xử lý kịp thời vấn đề này, không để xảy ra tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bộ Ngoại giao chính thức lên tiếng về Trịnh Xuân Thanh và quan hệ Việt - Đức
Về nội dung này, Ủy ban Kinh tế cho hay, ngày 21/10/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng — kinh doanh — chuyển giao (BOT), theo đó, đã chỉ ra bất cập trong việc triển khai về thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến việc một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nghị quyết yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm tại tất cả các trạm thu phí và quản lý doanh thu chặt chẽ để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, thống nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng. Thực hiện nhiệm vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Ông Vũ Quốc Hùng không tin mình ông Nguyễn Hữu Tín giúp Vũ nhôm "ăn" đất công sản
Về kiến nghị của cử tri Bà Rịa — Vũng Tàu đề nghị Quốc hội khi thông qua các dự án Luật có nội dung liên quan đến hải đảo, đất đai… cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng trước khi ban hành luật chính thức để đối phó với các thế lực thù địch, Ủy ban Kinh tế xin tiếp thu kiến nghị của cử tri.

"Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình khi được giao chủ trì thẩm tra hoặc phối hợp thẩm tra các dự án luật liên quan đến hải đảo, đất đai… sẽ yêu cầu các cơ quan hữu quan có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng trước khi trình Quốc hội để tạo sự đồng thuận trong nhân dân", Uỷ ban Kinh tế cho biết.

Thảo luận