Hiệp định CPTPP đòi hỏi Việt Nam thay đổi hệ thống pháp luật

Tuần qua có nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, và Việt Nam đã tham gia tích cực vào những sự kiện này. Cuối tuần qua đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh APEC, tại đó lãnh đạo các nền kinh tế trong khu vực đã thảo luận về những rủi ro và thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu, về chủ nghĩa bảo hộ và nền kinh tế kỹ thuật số.
Sputnik

Vào đầu tuần qua, Việt Nam đã phê chuẩn thỏa thuận kinh tế thế hệ mới mà số phận của nó tương tự như một câu chuyện trinh thám — Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .

Việt Nam phê chuẩn CPTPP. Những thử thách gì đang đợi?
Bà Tatiana Flegontova, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu APEC Học viện Kinh tế quốc dân và hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống, cho biết, sự tham gia của Việt Nam vào CPTPP sẽ làm tăng thu nhập thực tế lên 11 tỷ USD vào năm 2030. Nếu Mỹ không rút khỏi thỏa thuận, con số này có thể lên đến 41 tỷ USD. Tuy nhiên, CPTPP mở rộng cửa cho các nước khác trong khu vực, và các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Đài Loan đang thể hiện sự quan tâm đến nó. Nếu họ cũng tham gia Hiệp định, thu nhập thực tế của Việt Nam sẽ lên đến 25 tỷ USD.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có kiểu cơ cấu tổ chức mới, đây không chỉ là một khu vực thương mại tự do quy mô lớn. Ở đây, hoạt động của các công cụ thuế quan bị hạn chế, và điều quan trọng nhất là điều hòa các biện pháp phi thuế quan. Hoa Kỳ đã từng đề xuất nhiều biện pháp như vậy, điều đó đã gây ra sự phản đối và dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt giữa các bên khác tham gia thỏa thuận. Nhưng, các nước đó rất muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ đầy hứa hẹn, vì thế họ đã chấp nhận các biện pháp không hấp dẫn đối với họ. Bây giờ, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận, nhiều biện pháp bị đóng băng. Các nước này không từ bỏ chúng vì vẫn hy vọng Hoa Kỳ sẽ quay trở lại Hiệp ước. Kết qua là nội dung về sở hữu trí tuệ được quy định tại Chương 18 của Hiệp định đang bị đóng băng. Đây là một lĩnh vực mà Hoa Kỳ đứng hàng đầu và là động cơ của cuộc cải cách đang được thực hiện ở các nước — đối tác thương mại. Các nước này cũng đã đưa ra những sửa đổi vào các quy tắc đầu tư.

Việt Nam và Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mới: Thuận lợi hay thách thức?
Nhưng, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) vẫn giữ nguyên. Công ty nước ngoài có thể khởi kiện Chính phủ trong một trọng tài đặc biệt gồm ba người, bỏ qua các tòa án quốc gia, khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Chương riêng về các doanh nghiệp nhà nước do Hoa Kỳ đề xuất cũng giữ nguyên. Các điều khoản của chương này gây phức tạp cho các công ty nhà nước để nhận tài trợ và được cấp ưu đãi.

Cuối cùng, thỏa thuận không cho phép các quốc gia thành viên đòi hỏi các công ty phải nội địa hóa dữ liệu và cho phép sử dụng hệ thống máy chủ toàn cầu. Quy định này trái với luật an ninh mạng của Việt Nam. Tuy nhiên, văn bản Hiệp định CPTPP giải thích rõ thêm rằng, quy tắc này sẽ không được áp dụng tại Việt Nam cho đến khi các cơ quan chức năng chưa áp dụng các cơ chế pháp lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân.

CPTPP: Việt Nam cần phương án ứng phó tác động bất lợi

Việc tham gia CPTPP đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện nhiều công việc nghiêm túc liên quan đến luật lao động. Ở đây nói về việc thành lập các tổ chức công đoàn và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động. CPTPP áp đặt tiền phạt nặng nề về vụ vi phạm các tiêu chuẩn lao động. Bây giờ, theo CPTPP, Việt Nam phải phê chuẩn tất cả tám công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế. Đại diện Việt Nam đã yêu cầu đóng băng chương này. Nhưng, theo kết quả các cuộc đàm phán, các bên thông qua quyết định giữ nguyên nó. Việt Nam còn có 7 năm để đưa ra những thay đổi cần thiết vào pháp luật đến khi các biện pháp trừng phạt thương mại đi vào hiệu lực".

Điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ quyết định quay trở lại TPP? Sau đó, thỏa thuận phải được sửa đổi một lần nữa, phải khôi phục các chương đang "bị đóng băng". Xét theo lập trường của Tổng thống Trump, việc khôi phục các chương cũ là không đủ, ông ta có thể yêu cầu tạo điều kiện đặc biệt cho Hoa Kỳ. Vì thế, theo các chuyên gia, Washington có thể gia nhập CPTPP chỉ sau khi Donald Trump rời ghế tổng thống.

Thảo luận