Có nên phát động chiến tranh không? Mỹ xem xét rủi ro gắn với cuộc tấn công hạt nhân

Hoa Kỳ nghiên cứu những rủi ro tiềm ẩn gắn với cuộc tấn công hạt nhân giáng vào các thành phố của họ. Mới đây Ủy ban chiến lược quốc phòng Mỹ đã đưa ra những kết luận đáng thất vọng: ưu thế chiến lược của quân đội Mỹ ngày càng mất dần và đã tới mức nguy hiểm.
Sputnik

Theo các thành viên của ủy ban, trong trường hợp có xung đột vũ trang toàn diện, quân đội Mỹ có thể sẽ chịu tỷ lệ thương vong và tổn thất về tiền của khó có thể chịu đựng được. Trước đó, trang web mua sắm của chính phủ đã công bố cuộc thi chuyên đề nghiên cứu tác động của ô nhiễm phóng xạ sau vụ tấn công hạt nhân. Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Mức chiếu xạ

Cuộc nghiên cứu được thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ Y tế Hoa Kỳ, Viện Y tế Quốc gia và Viện Ung thư Quốc gia Mỹ. Theo các chuyên gia, ở Hoa Kỳ không có phương pháp luận hiệu quả nào để ước tính lượng bức xạ mà cơ thể con người sẽ tiếp nhận trong trường hợp xảy ra vụ nổ hạt nhân trên không.

"Trong 30 năm liền các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực đo liều chiếu xạ lắng đọng ở mặt đất và bay lơ đã được thực hiện chỉ để đánh giá ảnh hưởng của các cuộc thử nghiệm hạt nhân tại các bãi thử ở Nevada, Kazakhstan và quần đảo Marshall", tài liệu cho biết. Những nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia kết hợp những kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Nga tạo cơ sở cho hàng chục tác phẩm khoa học quan trọng.Tuy nhiên, các chuyên gia thiếu dữ liệu về một số lĩnh vực chính hoặc không có quyền truy cập vào đó. Ngoài ra không có chuyên gia nào có thể hoàn thành các cuộc nghiên cứu và công bố kết quả. Ở Hoa Kỳ hiện có một hoặc hai chuyên gia có thể làm điều đó, nhưng họ đã nghỉ hưu từ lâu".

Có nên phát động chiến tranh không? Mỹ xem xét rủi ro gắn với cuộc tấn công hạt nhân

Theo các cơ quan đặt hàng, một trong những lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ là phương pháp đo liều chiếu xạ để xác định liều lượng bức xạ mà một người tiếp nhận bằng cách hít vào và hấp thụ các hạt phóng xạ cùng với thức ăn. Trong trường hợp xảy ra vụ nổ hạt nhân, trên đô thị sẽ xuất hiện đám mây phóng xạ bao phủ lãnh thổ rộng lớn. Ngay cả trong các khu vực còn sống sót, nguồn nước ngọt không sử dụng được. Ngay cả ở khoảng cách khá xa từ tâm chấn của vụ nổ hạt nhân, người dân có thể bị liều xạ cao.

Quay được cảnh giải cứu một con nai sừng tấm từ hồ phóng xạ ở Chernobyl

Điểm mấu chốt: mặc dù trong kho vũ khí của các cường quốc lớn hiện có các loại đầu đạn hạt nhân và nhiệt hạch khá "sạch", nhưng, việc sử dụng chúng ở các khu vực đông dân cư sẽ dẫn đến việc hàng trăm nghìn người, nếu không phải hàng triệu người sẽ chết do nhiễm phóng xạ.

Syria phủ nhận sự tồn tại của vũ khí hủy diệt hàng loạt kể cả hóa học

Trong điều kiện ô nhiễm phóng xạ quy mô lớn, các dịch vụ cấp cứu sẽ phải làm việc trong điều kiện khó khăn nhất. Nếu không có một phương pháp luận hiệu quả để sớm xác định liều lượng bức xạ mà mỗi nạn nhân đã tiếp nhận, thì không thể cung cấp cho họ sự hỗ trợ kịp thời. Ở trọng tâm chú ý của các nhà khoa học và các tướng lĩnh là các cuộc thử nghiệm hạt nhân tại các nơi hoang vắng để nghiên cứu tác động của vụ nổ đối với môi trường và tạo ra sự các phương tiện bảo vệ khỏi bức xạ cho lực lượng vũ trang. Sau thỏa thuận về việc chấm dứt thử nghiệm vũ khí hủy diệt hàng loạt, các cuộc nghiên cứu sâu hơn không còn cần thiết nữa.

Trở lại bầu khí quyển

Trên thực tế vụ nổ hạt nhân đã được nghiên cứu về mọi mặt. Đến năm 1963, các đối thủ trong Chiến tranh Lạnh đã phát nổ dưới nước, trên không và trên mặt hàng nghìn bom hạt nhân nặng hàng trăm kilotons và hàng chục megatons. Các nhà khoa học và giới quân sự đã nhận được rất nhiều dữ liệu, đã xác định những điểm mạnh và điểm yếu của vũ khí hạt nhân, đã tạo ra các phương tiện bảo vệ khỏi các yếu tố gây hại. Mọi người đã thấy được rõ sức tàn phá khủng khiếp của quả bom hạt nhân, trên thực tế các cuộc thử nghiệm đó đã ngăn chặn Chiến tranh thế giới thứ ba, dù đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hành tinh chúng ta.

Có nên phát động chiến tranh không? Mỹ xem xét rủi ro gắn với cuộc tấn công hạt nhân

Nhiều bãi thử hạt nhân cũ vẫn còn là những nơi hoang vắng. Ví dụ, trong một thời gian dài Lầu Năm Góc đã sử dụng thiên đường Bikini Atoll, một phần của Cộng hòa Quần đảo Marshall, để thực hiện các vụ nổ hạt nhân và nhiệt hạch. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1954, Castle Bravo — mật danh của quả bom hydro mạnh nhất của Mỹ — đã được thử nghiệm  ở đây. Các nguồn tin ở Hoa Kỳ nhấn mạnh, Castle Bravo là vụ nổ bẩn nhất trong toàn bộ lịch sử thử nghiệm hạt nhân của Mỹ. Khu vực dài hơn 550 km và rộng khoảng 100 km đã bị ô nhiễm. Sóng chấn động của quả bom được ghi nhận ở khoảng cách 240km trên đảo san hô Rongerik. Ít nhất 28 quân nhân Mỹ có mặt tại bãi thử bị nhiễm xạ nặng, tàu cá Nhật Bản Fukuryu —Maru cách tâm vụ nổ 170km cũng bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.

Có nên phát động chiến tranh không? Mỹ xem xét rủi ro gắn với cuộc tấn công hạt nhân

Kết quả là, các thủy thủ bị khuyết tật sau khi tiếp nhận gần 300 tia X. Sáu tháng sau đó chuyên gia điều hành vô tuyến điện của tàu đánh cá đã chết. Làn sóng phản đối hành động thử bom khinh khí của Mỹ tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác lên cao sau đó. Cuối cùng, vào ngày 10 tháng 10 năm 1963, Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trên mặt đất, ngoài vũ trụ và dưới nước mang chữ ký của Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã đi vào hiệu lực. Tuy nhiên, Pháp và Trung Quốc vẫn tiếp tục thử nghiệm hạt nhân trên mặt đất, Pháp — cho đến năm 1974 và Trung Quốc cho đến năm 1980. Các cường quốc hạt nhân khác đã bắt đầu thử nghiệm dưới lòng đất. Về mặt pháp lý Lệnh cấm hoàn toàn các cuộc thử nghiệm hạt nhân đã đi vào hiệu lực vào ngày 10 tháng 9 năm 1996. Đến nay, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên vẫn chưa ký vào thỏa thuận này. Bắc Triều Tiên là quốc gia cuối cùng quyết định thử nghiệm hạt nhân. Vào ngày 3 tháng 9 năm 2017, Bình Nhưỡng đã thực hiện vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri.

Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng lực lượng trong trường hợp xâm lược của Bắc Triều Tiên

Tại sao hiện nay chính phủ Mỹ thực hiện nghiên cứu mới về ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân trên không — điều này gây sự quan tâm của chính người Mỹ. Vào tháng Mười, Giáo sư trường Đại học Georgetown, ông Matthew Kroenig đã tiến hành một cuộc khảo sát hàng năm truyền thống, yêu cầu sinh viên đánh giá nguy cơ một cuộc chiến hạt nhân sẽ bùng nổ trong cuộc đời của họ. Mười năm trước chỉ có hai hoặc ba sinh viên nghĩ rằng cuộc chiến hạt nhân có thể bùng phát trong tương lai gần, và trong hai năm qua số người có thái độ bi quan như vậy lên đến 60%.

Thảo luận