Hơn 30 năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến nay), nhìn tổng thể, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội — nhất là sau cuộc khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (1985-1991).
Từ tình trạng một quốc gia kém phát triển, lương thực không đủ… đến nay Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên:
Chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Về tình hình trong nước, họ cường điệu những khó khăn trên lĩnh vực kinh tế, rằng "nền kinh tế Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm".
Về cuộc đấu tranh chống tham nhũng họ viết: Đó chỉ là "cuộc đấu đá giữa nhóm tham nhũng mới với nhóm tham nhũng cũ".
Về chế độ xã hội họ viết: Ở Việt Nam "các quyền của người, nhất là quyền tự do ngôn luận, quyền "tự do internet, mạng xã hội" bị xâm phạm bởi Luật An ninh mạng…".
Trong thời kỳ trước đổi mới (1975-1985), dân tộc Việt Nam đã phải đấu tranh với cuộc bao vây cấm vận nghiệt ngã của Mỹ (từ năm 1975 đến năm 1994).
Trong thời kỳ này, Mỹ đã cản trở các tổ chức tài chính quốc tế và các nước cho Việt Nam vay tín dụng…
Đến năm 1994, Mỹ mới tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào tháng 7/1995.
Cũng trong thời kỳ 1975-1985, những sai lầm của mô hình xây dựng xã hội theo mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ khiến nền kinh tế đất nước trì trệ, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Còn nhớ thời kỳ này, trong khi vết thương chiến tranh chưa được hàn gắn, thì dân tộc Việt Nam lại phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bước sang thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), mở đầu là Đại hội VI (năm 1986), dựa trên đổi mới tư duy lý luận-chính trị và kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối chính sách xây dựng xã hội theo mô hình mới của chủ nghĩa xã hội.
Về chính trị, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trong mô hình này, các quyền bình đẳng về dân sự và chính trị được bảo đảm (về phương diện pháp lý).
Về đối ngoại, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Như vậy có thể nói, trong mô hình mới của chủ nghĩa xã hội các quyền bình đẳng về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được bảo đảm.
Nét đặc sắc trong xây dựng xã hội theo mô hình mới của chủ nghĩa xã hội, đó là các quyền con người, quyền công dân được bảo đảm bằng pháp luật cũng như trên thực tế.
Những quy định về quyền con người tại chương này hoàn toàn tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có những quyền được xem là "nhạy cảm" cũng đã được đưa vào văn kiện này.
Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã sửa và xây dựng nhiều đạo luật mới.
Đó là Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận thông tin (năm 2013), Luật An ninh mạng (năm 2018)…
Các quy định của những bộ luật trên đều nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng và quyền con người.
Việt Nam hòa mạng internet toàn cầu khá sớm so với nhiều quốc gia trong khu vực-từ ngày 1/12/1997.
Trên lĩnh vực kinh tế, hình ảnh đất nước, cuộc sống của nhân dân đã được nâng cao đáng kể.
Triển khai Chương trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa… cho đến nay các xã, cụm dân cư đã có đủ cơ sở xã hội thiết yếu, như: Điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế.
Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm nhanh, luôn đạt và vượt mục tiêu đề ra qua các giai đoạn, hoàn thành và vượt mức mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm…
Giai đoạn 1992-1998, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam bình quân mỗi năm giảm 2-3%. Đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 9,45%, vượt mục tiêu đề ra là 10%.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ đói nghèo trong hơn một thập kỷ và là một trong những quốc gia đạt tốc độ giảm đói nghèo nhanh nhất thế giới.
Về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, có thể nói chưa nhiệm kỳ nào Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai một chiến lược bài bản, quy mô như hiện nay.
Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh này là "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ" và "phải làm đến cùng"; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Trong quan hệ quốc tế, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao vượt bậc.
Với Hoa Kỳ, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.
Trong thời kỳ đổi mới Việt Nam tham gia vào nhiều cơ quan quan trọng của tổ chức quốc tế rộng lớn:
(1) Là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009; (2) thành viên Hội đồng Kinh tế-xã hội nhiệm kỳ 2016-2018; (3) Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016)…
Ngày 25/5/2018 vừa qua, trong cuộc họp của Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc, các nước trong khu vực đã nhất trí thông qua đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (nhiệm kỳ 2020-2021-tại cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 6/2019).
Là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia vào lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
"Từ năm 2014, Việt Nam đã cử các sĩ quan tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi và ở Nam Sudan.
Việt Nam cũng đang nỗ lực để triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tại Nam Sudan"[1].
Đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam không chỉ đã giành được quyền con người mà còn có những đóng góp to lớn trên lĩnh vực này từ tư tưởng lý luận cho đến thực tiễn.
Công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế là một thời kỳ phát triển vượt bậc của Việt Nam về các phương diện, trong đó có quyền con người.
Các quyền con người đều có những bước bảo đảm cao hơn, vị thế của dân tộc, đất nước được nâng cao hơn; được cộng đồng quốc tế trân trọng ghi nhận.