Vụ Vinasun kiện Grab: Doanh nghiệp nên ngừng kiện tụng để rèn giũa sức cạnh

Thay bằng việc kiện tụng dai dẳng giữa Vinasun và Grab, các công ty nên đầu tư vào đổi mới, ứng dụng công nghệ, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, vov cho biết.
Sputnik

Một trong những cuộc tranh cãi nảy lửa và dai dẳng nhất chính là về thiệt hại 42 tỷ trong vụ Vinasun kiện Grab có thật hay không?

Chứng lý không ổn của một vụ kiện đình đám

Trước hết, phía Vinasun đang tiếp tục khẳng định kết quả giám định của Công ty Cửu Long là có cơ sở, nhằm chứng minh cáo buộc bị Grab gây thiệt hại số tiền trên và bắt bồi hoàn. Trong khi đó, phía Grab cho rằng, các chứng cứ và chứng thư của Cửu Long có rất nhiều bất cập. Grab từng thuê công ty kiểm toán và giám định quốc tế thẩm định lại kết quả trên.

Grab đã chỉ ra 3 lỗi lớn của Cửu Long, đó là: Phương pháp tính thiệt hại không đúng khi dựa vào sự thay đổi sụt giảm trong vốn hóa thị trường của công ty, mà công ty nào niêm yết cũng có lên — xuống hàng ngày không dựa vào kết quả kinh doanh; chênh lệch số lượng xe nằm bãi của bên giám định và Vinasun và loại hình xe VCar của Vinasun không có hợp đồng đã vi phạm nghiêm trọng Đề án 24.

Nguyên nhân khiến Vinasun mất khách, theo cái nhìn của Grab có rất nhiều nguyên nhân như giá cước cao, cứng nhắc, thái độ của tài xế, thời gian chờ xe lâu, chất lượng xe… Tuy nhiên, "một doanh nghiệp kinh doanh taxi có hơn 6.500 xe mà theo báo cáo trong năm 2016 chỉ có trung bình 2 xe nằm bãi mỗi ngày, thì không thể bị thiệt hại do hoạt động của Grab", phía bị đơn nêu rõ.

Ngay việc Vinasun cho là doanh thu, lợi nhuận sụt giảm và đã có hơn 8.000 nhân viên nghỉ việc, hàng trăm đầu xe phải nằm bãi… các con số cũng chưa có căn cứ chắc chắn. Các bên đều thấy phần lớn do chính sự yếu kém của Vinasun, do Vinasun tự làm ra chứ không phải của bên thứ hai nào khác, kể cả Grab.

Vinasun tiếp tục kéo Grab ra tòa

Tranh cãi và dấu hỏi đi đến đâu…

Ngoài các luận điểm nêu trên mà hầu hết mọi người đã thấy rất nhàm chán, còn một số luận điểm phía Vinasun đưa ra song không thể khẳng định là đúng mà có khi ngược lại.

Ví dụ sinh động cho việc này là Vinasun viện dẫn vụ kiện ở châu Âu, mà trong đó Uber bị phán xử là công ty vận tải nên bị áp thuế và chính sách như công ty vận tải. Tuy nhiên, phải thấy rằng ở châu Âu các tài xế đều tự do, không chuyên, họ không đăng ký và cũng không nộp thuế nên bị áp thông qua một đầu mối là công ty Uber là dễ hiểu. Trong khi ở Việt Nam nếu muốn làm tài xế phải có chứng chỉ taxi và thông qua một pháp nhân là công ty hay HTX vận tải. Cho nên việc thêm một lần chỉ định Grab phải là công ty vận tải là không cần thiết.

Trong những năm gần đây, Grab đang có mức doanh thu tăng lên và mức thuế tăng tương ứng. Đến năm 2018 này, tổng thuế mà Grab tuyên bố sẽ trả đã ở mức khoảng 500 tỷ đồng/năm dù vẫn đang lỗ gần 1.700 tỷ lũy kế qua các năm.

Grab cũng từng viện dẫn đủ các luật và văn bản dưới luật để cho thấy, họ thực ra đã được xếp loại là công ty công nghệ theo các luật hiện hành và như vậy, tranh cãi của Vinasun là không cần thiết.

Trong khi đó, chỉ cần nhìn qua mọi người có thể thấy mô hình taxi già cỗi dựa trên công nghệ thô sơ đã có vô số bất cập: Giá cước cao, cứng nhắc, xe kém, thái độ tài xế… và nếu cứ duy trì mô hình đó để bóp nghẹt cạnh tranh thì người cuối cùng thiệt hại chính là tất cả người tiêu dùng Việt Nam.

Bộ Giao thông vận tải quyết “xoá sổ”, Grab gửi thư xin Thủ tướng công tâm

Còn các công ty vận tải cùng loại hình khác, nếu cứ thấy kiện mà thắng thì sẽ mặc nhiên không cần đầu tư cho ứng dụng công nghệ, không cần làm dịch vụ khách hàng và cứ mãi dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, bảng so sánh giá cước xe ứng dụng công nghệ gọi xe và xe taxi truyền thống đã chỉ ra quá rõ các thiệt hại lớn lao của người tiêu dùng từ lâu.

Với từng ấy vấn đề, đại đa số người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chân chính sẽ mong muốn tuyên hủy vụ kiện lùng bùng kéo dài đã lâu, để các công ty phải quyết tâm đầu tư vào đổi mới, ứng dụng công nghệ, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Nếu dứt điểm được về nhận thức và hành vi, các công ty Việt cũng sẽ tập trung và quyết tâm hơn trong việc đổi mới, ứng dụng công nghệ nhằm làm tăng nhanh sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt ngay trong thời gian tới.

Cho đến cuối năm nay, đã thấy Việt Nam tham gia hầu hết các hiệp định quốc tế và có nền kinh tế thuộc loại mở nhất thế giới. Lộ trình đó là không thể lùi, bởi vậy nên chăng hãy ngưng kiện tụng nhau và tập trung tăng sức cạnh tranh để còn hội nhập toàn cầu./.

Thảo luận