Bằng cách đưa ra quyết định chiến lược về việc từ bỏ phát triển song song tiềm năng hạt nhân và tập trung vào tăng trưởng kinh tế, Bình Nhưỡng đã tỏ rõ cho cộng đồng thế giới thấy một điều rằng, đất nước này đã xác định mô hình phát triển tiếp theo cho mình. Nhưng có vẻ như mô hình này sẽ dựa trên kinh nghiệm không phải của những đồng minh thân cận nhất Bắc Triều Tiên là Trung Quốc và Nga, mà là của Việt Nam. Và sau đây là những lý do dẫn đến quyết định này.
"Việt Nam đã giành đượcchiếnthắngtrongcuộcchiếnkéodàinhiềunămvới Hoa Kỳ, có kinh nghiệm thống nhất haimiền Bắc-Nam, và là đấtnước đầutiênthànhcôngtrongviệc xây dựng mô hình phát triển kinh tế dựa trên chínhsách cải cách và côngkhaicởimở "từ trên xuống dưới", trongkhi vẫn duy trì quyền kiểm soát tập trung mạnh mẽ từphía Đảng Cộng sản. Tất cả điều này dường như rất gần gũi đối với Bắc Triều Tiên", — cộng tác viên trưởng của trung tâm nghiên cứu hàng đầu Hàn Quốc về quan hệ quốc tế và an ninh Sejong Institute, ông Yang Un-Chul cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Trong quá trình diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên vào hồi tháng Tư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã nhắc tới "cơ hội phát triển theo mô hình Việt Nam". Và đây là một sự lựa chọn có ý thức của Bắc Triều Tiên, ông Yang tin tưởng.
"CHDCND Triều Tiên đã từ lâu nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc và thậm chí đã cố gắng thực hiện nó. Nhưngkểtừkhi ôngKimJong-unlênnắmchứcnguyênthủ đấtnước, mô hìnhcủaTrungQuốcngàycàng được đánhgiá theochiềuhướng tiêu cực hơn, theo tinh thần "nếu chúng ta đi theocon đườngcủa Trung Quốc, chúng ta sẽ chịu sự can thiệp của Trung Quốc và sẽ phụ thuộc vào đấtnướcnày", nhà nghiên cứu lưu ý.
Thực hiện chính sách cải cách riêng của mình trong khuôn khổ hệ thống lãnh đạo tập thể, Trung Quốc chủ yếu dựa vào sự hình thành và thu hút nguồn vốn lớn, mạnh dạn mở cửa nền kinh tế tại các đặc khu kinh tế như Thẩm Khuyến. Nhưng xét từ quan điểm của Bắc Triều Tiên thì điều này được xem là sự thất bại trong việc duy trì hệ thống kiểm soát mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc. Ở Nga, Đảng Cộng sản đã hoàn toàn mất đi vai trò thống trị của mình, vì vậy kinh nghiệm của Nga ngày càng được xem là không xứng đáng để Bắc Triều Tiên học hỏi và làm theo.
"Tronggiai đoạn đầu củacôngcuộc Đổimới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một nền kinh tế hàng hóa, đồngthờibảovệvữngchắchệ thống chính trị của mình. Và mặc dù hiệu quả của cải cách và mở cửavàothời điểm đó đạt đượcởmức độ tối thiểu, tuynhiêntheo quan điểm của Bắc TriềuTiên, ViệtNam đã thànhcôngtrongviệc tạo ra một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa", — vị chuyên gia nhấn mạnh.
Tuy nhiên, tạm thời rất khó đoán trước, liệu ban lãnh đạo chính trị của CHDCND Triều Tiên có đủ năng lực để kiểm soát thành công các thị trường mới nổi tự phát jangmadang, cũng như các yếu tố khác của nền kinh tế thị trường bằng cách kết hợp những thành phần mới này, đồng thời tập trung phát triển các doanh nghiệp lớn hay không. Cũng không thể biết liệu Việt Nam có thể giúp Bắc Triều Tiên được gì ngoài lời khuyên.
"ViệtNamdướisựlãnh đạosángsuốtcủa ĐảngCộngsản đã từlâucó đồngcảmvềmặt ý thứchệvớiBắcTriềuTiên, nhưng điềunàykhôngtrởthànhmộtcáicớchosựpháttriểnhợptáckinhtế. Bình Nhưỡng sẽ yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm lịch sử của mình và đưa ra lời khuyên về quá trình thay đổi hệ thống chính trị. Nhưng xéttớiviệcngaycảvớiNga, Bắc Triều Tiên cũngchỉ đạt được kim ngạch thương mại ởmức 100 triệu đô la một năm thì rấtkhó nóitrước đượcrằngnướcnàysẽhợptácđượcvới Việt Nam trongnhữnglĩnhvựcnào. Trừ khi mối quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên được cải thiện và các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, hợp tác kinh tế của Việt Nam với CHDCND Triều Tiên mới có thể được tăng cường nhờ việc thực hiện các dự án chung của miền Nam và miền Bắc", — nhà nghiên cứu của Bắc Triều Tiên nhận định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đối thoại về phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ, sự hiện diện của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên Lee Yong-ho ở Hà Nội có thể được hiểu như một tín hiệu cho thấy Bình Nhưỡng quyết tâm củng cố mô hình phát triển mới cũng như đạt tới tăng trưởng kinh tế, bất kể việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ diễn biến theo chiều hướng nào. Có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao CHDCND Triều Tiên Kim Yong-nam tới Cuba, cũng như công trình nghiên cứu về đường sắt vừa mới khởi động với Hàn Quốc vào ngày hôm nay cũng theo đuổi những mục đích nêu trên. Nhưng liệu Bắc Triều Tiên có nghe theo những lời khuyên của các đồng minh truyền thống, cũng như những người có thiện chí, hay vẫn quyết định chọn con đường riêng của mình theo tư tưởng Chủ thể (Juche)? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này.