Macron e sợ. Liệu người dân Pháp có thể buộc chính quyền phải nhượng bộ?

Matxcơva (Sputnik) - Chướng ngại vật trên đại lộ Champs Elysées, đốt phá xe hơi, nhà cửa, cướp bóc các cửa hàng, đập vỡ cửa kính, Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) tan hoang - ở Pháp tiếp tục những hành động phản đối của "áo vét vàng". Những người biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu và đòi hỏi tăng lương tối thiểu.
Sputnik

Chính quyền Pháp có thể nhượng bộ.

Ai tham gia biểu tình phản đối

Thủ đô Pháp “náo loạn” vì biểu tình phản đối thuế xăng dầu

Phong trào "áo vét vàng" (gilets jaunes) đã nổ ra ở các địa phương. Cư dân của những thành phố nhỏ, nằm xa đường sắt, quen sử dụng xe ô tô. Quyết định tăng giá nhiên liệu đã ảnh hưởng đến nhiều gia đình. Trong năm qua, nhiên liệu diesel ở Pháp đã tăng giá 23%, xăng — 15%. Vào đầu năm, các nhà chức trách Pháp lại tăng giá nhiên liệu và có ý định tăng giá cao hơn nữa vào tháng 1 năm 2019: nhiên liệu diesel tăng thêm  6,5% và xăng — 2,9%. Người dân Pháp bực tức với điều đó đồng thời thất vọng với chính sách kinh tế của Macron.

Phong trào "áo vét vàng" không có nhà lãnh đạo hoặc trung tâm điều phối và không có liên hệ với các tổ chức công đoàn. Vào giữa mùa thu, những người dân bất mãn bắt đầu sử dụng mạng xã hội để tổ chức biểu tình. Để thu hút sự chú ý của các nhà chức trách, họ đã quyết định ngăn chặn các đường cao tốc và lựa chọn ngày thứ 7 để tổ chức cuộc biểu tình phản đối. Những người biểu tình đã chọn lựa quy tắc ăn mặc đặc biệt: "áo vét vàng". Như thường lệ những người lái xe mặc áo vét vàng để thu hút sự chú ý khi gặp tai nạn hoặc hỏng xe.

Bắt giữ hơn trăm người biểu tình ở Paris

 Những cuộc biểu tình đầu tiên đã nổ ra vào ngày 17 tháng 11 và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của phần lớn các đảng phái chính trị. Phong trào có ngày càng nhiều người tham gia: có cả những người từ các nhóm vô chính phủ và cực đoan. Dần dần, các hành động của phong trào "áo vét vàng" di chuyển theo hướng thủ đô Paris. Ngày 24 tháng 11 trong thành phố đã ghi nhận một số đụng độ giữa những người biểu tình với cảnh sát. Tuy nhiên, đỉnh điểm của bạo loạn diễn ra vào ngày 1 tháng 12, khiến cho 133 người bị thương, 400 người biểu tình bị bắt giữ và Arc de Triomphe trên đại lộ Champs Elysées bị đập phá.

"Tôi đã tận mắt thấy những cuộc biểu tình này. Tôi đã thấy những người mặc áo vét màu vàng chặn đường cao tốc. Họ dừng xe hơi ở ngã tư, trước đại siêu thị. Hôm qua ở Paris tôi đã gặp nhiều người biểu tình trên đường từ Place de l'Etoile, từ Arc de Triomphe. Những người này đã đến Paris từ khắp mọi nơi của nước Pháp", — ông Dmitry de Koshko, một trong những nhà lãnh đạo cộng đồng người Nga ở Pháp, nói với Sputnik.

Ai bị thiệt hại

Kể từ ngày 17 tháng 11, trong các cuộc biểu tình của "áo vét vàng" bắt đầu ghi nhận những sự cố. Vào ngày đó, một người phụ nữ tham gia biểu tình đã thiệt mạng khi cố gắng chặn đường cao tốc ở Savoy: cô đã bị một chiếc xe đâm trúng, người lái xe đã cố gắng lọt qua đám đông biểu tình. Vào ngày 19 tháng 11, việc ngăn chặn tuyến đường giao thông dẫn đến cái chết của một người khác ở Auvergne. Vào ngày 1 tháng 12, một người lái xe đã chết ở Arles: người đi xe máy đã đập vào chiếc xe của ông.

Paris kể về thiệt hại của ngành du lịch do các cuộc biểu tình

Tại Paris có hàng trăm người bị thương sau các cuộc đụng độ ngày 24 tháng 11 và ngày 1 tháng 12. Hàng chục người trong số đó là các nhân viên cảnh sát.  Để giải tán đám đông cảnh sát dùng hơi cay, và những người biểu tình đáp trả bằng cách ném đá về phía cảnh sát.

Khi đó những người tham gia biểu tình đã đập phá mạng lưới siêu thị và cửa hàng sang trọng. Theo dữ liệu chính thức, các công việc sửa chữa Arc de Triomphe đã bị đập phá vào ngày thứ Bảy và các vật trưng bày trong bảo tàng của nó trị giá hơn một triệu euro.

Trong số những người bị thương có 12 nhà báo: viên đạn cao su trúng vào phóng viên RT France Luke Léger trong thời gian chương trình phát sóng trực tiếp từ Paris, viên đạn cao su trúng vào chân của phóng viên RT International Peter Oliver, có hai nhân viên của hãng video Ruptly cũng bị thương.

1 / 5
Cuộc biểu tình chống lại việc tăng giá xăng ở Paris
2 / 5
Cuộc biểu tình chống lại việc tăng giá xăng ở Paris
3 / 5
Cuộc biểu tình chống lại việc tăng giá xăng ở Paris
4 / 5
Cuộc biểu tình chống lại việc tăng giá xăng ở Paris
5 / 5
Cuộc biểu tình chống lại việc tăng giá xăng ở Paris

Theo các cuộc thăm dò dư luận, hơn 80%  thành viên phong trào "áo vét vàng" lên án bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng, phong trào không có khả năng cấm các phần tử cực đoan chủ yếu là vô chính phủ tham gia biểu tình. Những "người bạn đồng hành" như vậy khiến uy tín của "áo vét vàng" bị nghi ngờ: sau các đụng độ đầu tháng 12, các nhà xã hội học ghi nhận rằng sự ủng hộ của người dân với những người biểu tình đã giảm từ 80% xuống còn 70%.

Cùng với cảnh sát, các đơn vị đặc nhiệm CRS cũng tham gia giải tán  biểu tình dùng dùi cui và hơi cay. Phóng  viên Sputnik France đã chứng kiến một sĩ quan cảnh sát dùng dùi cui tấn công người phụ nữ sáu mươi tuổi tham gia biểu tình. Thông tin này đã được thảo luận sôi nổi trên các mạng xã hội.

Cuộc biểu tình chống lại việc tăng giá xăng ở Paris

 Phản ứng của Macron

Nguồn tin: Thủ tướng Pháp dự định nhượng bộ "Áo ghi lê vàng"

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng, ông không có ý định xem xét lại chương trình cải cách mà ông đã công bố trong cuộc vận động bầu năm 2017. Điện Élysée có kế hoạch tăng thêm giá nhiên liệu để giảm lượng khí thải độc hại vào khí quyển. Từ quan điểm của chính quyền Paris, đất nước không có quyền coi thường sự nóng lên toàn cầu, và kêu gọi toàn thế giới tham gia giải quyết vấn đề. Trong bối cảnh này, chính quyền "khuyên bảo" những người lái xe nên mua xe điện và trang bị tấm pin mặt trời cho xe của họ.

Tổng thống Macron không có ý định từ bỏ các cuộc cải cách khác đã gây ra sự bất mãn của người dân. Trong danh sách này có các biện pháp làm gia tăng gánh nặng thuế với nhóm người hưu trí, sửa đổi luật lao động và cải cách thuế siêu giàu, trên thực tế đây là một món quà tài chính hàng tỷ euro cho giai cấp giàu có nhất xã hội. Cung điện Elysée nhận thức được rằng, các biện pháp này không nhận được sự ủng hộ, nhưng vẫn không chịu chú ý theo dõi những biến động của dư luận. Tổng thống Macron tuyên bố rằng, khác với những người tiền nhiệm đã từng nhượng bộ trước làn sóng phản đối, ông có ý định đi theo con đường cải cách.

Nói về phong trào "áo vét vàng", ông Macron tập trung chú ý đến những hiện tượng không thể chấp nhận được. Theo ông, chính quyền không có ý định chịu đựng sự bất ổn, bởi vì sự bất ổn "dẫn đến hỗn loạn".  Cảnh sát thông báo rằng, họ đang truy tìm những kẻ đã vẽ graffiti trên Arc de Triomphe và làm hỏng các bức tượng trong bảo tàng.

 "Muốn hay không muốn, Macron sẽ phải thông qua quyết định và phải thay đổi một cái gì đó trong chính sách của mình. Ví dụ, ông đề nghị tổ chức cuộc gặp giữa đại diện các đảng phái trong Quốc hội và đại diện phong trào "áo vét vàng". Tuy nhiên, cuộc gặp như vậy sẽ gặp vấn đề  bởi vì những người tham gia biểu tình chưa có một tổ chức, họ không tham gia vào hoạt động chính trị, việc lựa chọn những đại diện là không dễ dàng ",  - ông Yuri Rubinsky, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Pháp tại Viện Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. " Một quá trình mới đã bắt đầu ở Pháp.

Cuộc biểu tình chống lại việc tăng giá xăng ở Paris

Các đảng đối lập ví dụ như Đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (La France Insoumise) và phê thiên hữu Mặt trận Quốc gia đòi hỏi sớm tổ chức các cuộc bầu cử, ít nhất là bầu cử Quốc hội. Điều này khó có thể xảy ra. Tôi nghĩ rằng, các bên sẽ tìm được một thỏa hiệp nào đó, bởi vì các hành động phá hoại của những kẻ cực đoan chắc chắn sẽ khiến cả chính quyền và những người bất mãn sáng mắt ra".

Thảo luận