Việt Nam "đang ở đâu, cần làm gì và như thế nào"?

Ngồi xe lăn do mới phẫu thuật ở chân đêm hôm trước, nét mặt của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng rạng rỡ khi giới thiệu cuốn tài liệu “Khung chính sách phát triển kinh tế Việt Nam", theo Zing.
Sputnik

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng để đạt được mục tiêu 2035 thì cần phải trả lời câu hỏi "VN đang ở đâu, cần làm gì và như thế nào", qua đó mới rõ ràng phương hướng phát triển.

Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam dành cho châu Á và châu Phi

Ông cho biết, "Khung chính sách phát triển kinh tế Việt Nam" là cuốn tài liệu mà bản thân đã ấp ủ từ rất lâu. Bộ trưởng mong muốn có một cuốn tài liệu ngắn gọn, ghi rõ định hướng chính sách kinh tế của Việt Nam, để bất kỳ nhà đầu tư nào khi tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội làm ăn đều có thể hiểu rõ những mong muốn của Chính phủ. Từ đó tạo thuận lợi thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh khung chính sách kinh tế Việt Nam là tài liệu tổng hợp các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; cập nhật các xu thế diễn biến mới của thế giới và tham khảo báo cáo 2035 nhằm để giới thiệu chính sách phát triển trong trung và dài hạn. Nội dung báo cáo bản chất là trả lời câu hỏi "Việt Nam đang ở đâu, cần làm gì và như thế nào".

Theo cách ví von của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, ở nhà doanh nghiệp thường đề ra các mục tiêu trong dài hạn, và xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Khung chính sách phát triển kinh tế Việt Nam tương tự như vậy, Chính phủ đề ra mục tiêu trong dài hạn, và xây dựng kế hoạch trong trung hạn để hiện thực hóa mục tiêu đó.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phải ngồi xe lăn và nhờ người hỗ trợ khi đến dự diễn đàn

"Đây là một tài liệu mang tính khái quát, gửi thêm thông điệp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động nguồn lực cho phát triển nhằm cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hài hòa và bền vững", ông nói.

Xác định rõ mục tiêu vào 2035

Chuyên gia quốc tế hiến kế cho kinh tế Việt Nam
Cụ thể, ngay trang đầu tiên, khung chính sách đặt câu hỏi Việt Nam đang ở đâu và trả lời nó một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Cụ thể, Chính phủ nhận định sau 30 năm đổi mới đã làm thay đổi diện mạo của kinh tế Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống của người dân được cải thiện. Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.

Trong khi đó bối cảnh quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức như cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi nhanh chóng cách thức tổ chức sản xuất và đời sống ở khắp mọi nơi. Toàn cầu hóa và thị trường hóa đi vào chiều sâu, toàn diện. Trật tự thương mại thế giới đang thay đổi sâu sắc.

Đặc biệt, khung chính sách thừa nhận bố cục địa chính trị, địa kinh tế đang thay đổi ngày càng phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến các chính sách phát triển của các quốc gia.

Từ đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu rõ ràng cho phát triển dài hạn. Cụ thể, tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2035 đạt 6,8%/năm. Quy mô nền kinh tế năm 2035 đạt 1.050 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 10.000 USD.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam cũng mong muốn tận dụng thành công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập. Đó cũng là một mục tiêu đầy thách thức đặt ra trước mắt.

Bộ trưởng Bộ Nguyễn Chí Dũng trao tặng Thủ tướng bản khung chính sách phát triển kinh tế đầu tiên

‘Việt Nam sẽ theo đuổi 3 trụ cột là thịnh vượng về kinh tế đi đôi với phát triển bền vững về môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước", ông nói.

4 động lực để đạt được mục tiêu 2035

Hàng tỷ USD chạy khỏi các nước, đổ về Việt Nam
Sau khi đề ra mục tiêu, khung chính sách cũng điểm một cách ngắn gọn về chính sách kinh tế trong trung hạn, giúp hiện thực hóa mục tiêu 2035, xa hơn là tầm nhìn 2045, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Theo đó, sẽ có 4 động lực tăng trưởng cốt lõi để hiện thực hóa điều đó.

Thứ nhất, Chính phủ tập trung xây dựng bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể sẽ đổi mới chức năng Nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập. Đảm bảo và thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và các tổ chức xã hội.

Nhà nước sẽ thực thi và đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị; đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; cơ chế đặc thù cho Hà Nội và TP.HCM…

Thứ hai, phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Chính phủ tiếp tục khuyến khích khu vực tư nhân với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP đạt 50% vào 2020 và 60-65% vào 2030.

Đồng thời Chính phủ sẽ tích cực cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn và chỉ nắm giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp. Thu hút FDI cũng được chú trọng nhưng có chọn lọc, lưu ý liên kết và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước.

Ông Vũ Khoan: Việt Nam phải chọn được “gen trội” để phát triển kinh tế
Đột phá thứ ba được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết là nhân lực và đổi mới sáng tạo. Chính phủ sẽ đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường công nghệ; thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nhân lực, cải cách toàn diện giáo dục.

Đột phá thứ tư là hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển các công trình trọng điểm như cao tốc Bắc — Nam; đường sắt tốc độ cao; sân bay Long Thành; hệ thống các cảng lớn; kết nối các trung tâm kinh tế; hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia…

"Chính phủ cũng nâng cao hiệu quả đầu tư công. Quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế; cơ cấu đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính công; tập trung vốn hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia; khuyến khích sự tham gia của xã hội trong cung cấp dịch vụ công", ông nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng hy vọng khung chính sách đưa ra thông điệp rõ ràng về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động các nguồn lực cho phát triển.

"Tư duy mới tầm nhìn mới sẽ tạo ra cơ hội mới. Khung chính sách sẽ thể hiện khát vọng kinh tế thịnh vượng, xã hội hài hòa, tương lai bền vững của Việt Nam. Người dân là trọng tâm của phát triển. Mọi chính sách của Chính phủ phải hướng tới sự hạnh phúc của người dân", ông chia sẻ.

Thảo luận