“Cơn sóng thần Áo Vàng” ở Pháp dưới con mắt chính trị gia người Pháp gốc Việt

Ngày 8/12, trên khắp nước Pháp, cuộc biểu tình của phong trào “Áo Vàng” đã bước sang tuần thứ 4. Làn sóng biểu tình phản đối tăng giá nguyên liệu từ Pháp đã lan sang các nước châu Âu khác và chưa có dấu hiệu dịu đi. Những người Việt Nam sinh sống và làm việc ở Pháp phản ứng như thế nào trong tình hình đó?
Sputnik

Sputnik xin giới thiệu cuộc phỏng vấn một chính trị gia người Pháp gốc Việt — người trực tiếp tham gia phong trào "Áo Vàng" tại Pháp. Ông Phạm Phú Cường, thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris, chia sẻ với Sputnik cách nhìn nhận và quan điểm của mình về "Cơn sóng thần Áo Vàng" ở Pháp.

Maidan ở Paris: Trump đặt điều kiện cho Pháp, nhưng mọi người tìm “dấu vết của Kremlin”

Sputnik: Thưa ông Phạm Phú Cường, được biết ông tham gia phong trào Áo Vàng ở Paris, vậy những người gốc Việt như ông ở Pháp có nhiều không?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

Tôi là người luôn quan tâm đến các vấn đề công bằng của xã hội và tham gia hoạt động trên chính trường Pháp đã gần 15 năm nay. Có thể nói rằng, tôi là người Pháp gốc Việt tiên phong tham gia phong trào này. Những người gốc Việt, bình thường đã khá ít tham gia hoạt động chính trị trên nước họ sinh sống, hiếm người vượt qua được sự tự ti của bản thân để tranh đấu, để sánh ngang vai với người bản xứ. Tôi quyết định tham gia phong trào bởi nhận thức chính trị của bản thân trải qua kinh nghiệm trong quá trình hoạt động chính trị. Phong trào này thật chính đáng.

Sputnik: Ông đã xuống đường cùng người dân Pháp bao nhiêu lần rồi?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

Tôi đã xuống đường cùng người dân Pháp từ những ngày đầu tiên của phong trào cho tới nay.

Sputnik: Vì sao ông quyết định tham gia phong trào này? Có người Việt cho rằng ông dù sao cũng là người Việt Nam, nước Pháp đã cưu mang ông và ông lại đi chống lại nước Pháp?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

SBU nhìn thấy “bàn tay của Kremlin” trong việc tổ chức các cuộc biểu tình ở Pháp
Như tôi đã nói ở trên, trong lịch sử nước Pháp thật hiếm có phong trào chính đáng như thế này. Mặc dù nước Pháp là cái nôi cách mạng trên thế giới. Ở thời buổi thông tin của chúng ta, thời buổi có bao thủ đoạn mưu mô,  nhưng tôi thấy, phong trào Áo Vàng  này khó mà có thể bị lợi dụng bởi thế lực xấu.

Tôi là người gốc Việt, nhưng là công dân Pháp. Nước Pháp tiếp nhận tôi. Tôi không chống lại nước Pháp, mà chống lại những chính sách không hợp lý của chính phủ Pháp. Một khi chính phủ đi ngược lại với lợi ích dân tộc thì tôi phải có trách nhiệm đứng về phía nhân dân, góp phần cứu nguy dân tộc, với tư cách là một công dân đích thực, có trách nhiệm. Tôi chỉ có một quốc tịch Pháp, nên lẽ đương nhiên là thời điểm hiện nay đang sống ở nước Pháp thì điều quan trọng nhất đối với tôi là tương lai sáng ngời của nước sở tại. Tất nhiên, tôi cũng không quên nước Việt Nam nơi tôi sinh ra, trưởng thành và tôi mong muốn một ngày nào đó có cơ hội đem sự hiểu biết và kiến thức của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước Việt Nam. 

Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris

Sputnik: Ông giao tiếp với nhiều người Pháp hoạt động xã hội. Họ nói gì về phong trào này?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

Những người Pháp tôi giao tiếp thì đa phần họ ủng hộ phong trào tuyệt vời này (Phong trào này đã diễn ra được bốn tuần rồi nhưng vẫn có đến hơn 75% người dân Pháp ủng hộ, theo kết quả những lần thăm dò ý kiến). Những người có lẽ sống và hết lòng yêu nước Pháp như Emmanuel Leroy, Chủ tịch Hiệp hội Nhân đạo «Cứu trợ trẻ em vùng Donbass», hay Alain Soral, nhà văn, nhà xã hội học, Chủ tịch Hiệp hội «Bình đẳng và Hòa giải» cho rằng, tình hình thật sự khủng hoảng trên toàn nước Pháp, đặc biệt là ở những vùng xa thành phố lớn. Cuộc sống của tầng lớp lao động càng ngày càng bấp bênh và tầng lớp trung lưu thì cũng sa sút do thuế má quá nặng. Quyền tự do ngôn luận ngày càng bị thắt chặt. Tội phạm và sự phân hóa xã hội ngày càng cao.

Sputnik: Ông là thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes. Ở thị trấn vệ tinh ngoại ô Paris này có 60% người nhập cư, và trong số đó 50% là người châu Á. Người dân ở đây phản ứng như thế nào trước phong trào Áo Vàng?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

Lognes, nơi tôi là thành viên Hội đồng nhân dân, là một thành phố vệ tinh của Paris với nhiều người gốc nước ngoài và gốc Việt Nam. Bởi nguyên do tư tưởng, nhận định chính trị xã hội của những người sống ở thành phố Lognes và hơn nữa, phong trào này xuất xứ từ vùng xa xôi đô thị nên theo tôi thấy thì đa phần họ thờ ơ, tự ti, bằng lòng với số phận của người xa xứ.

1 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
2 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
3 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
4 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
5 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
6 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
7 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
8 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
9 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris
10 / 10
Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris

Sputnik: Trên mạng có nhiều ý kiến của những người có trình độ, có hiểu biết phản ánh việc các hãng thông tin của các nước lớn, thậm chí cả một số báo phổ biến ở châu Á, đưa tin phản ánh không chính xác những gì diễn ra ở Pháp. Là người trực tiếp tham gia phong trào Áo Vàng, ý kiến của ông về vấn đề này Pháp như thế nào?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

Chính quyền Pháp lo ngại xảy ra đảo chính

Theo cá nhân tôi, sở dĩ phong trào phát triển mạnh như hiện nay cũng một phần là do người Pháp đã nhận ra sự dối trá của giới truyền thông nước họ. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Phủ tổng thống Pháp không cho phép hãng truyền thông Nga RT hoạt động, bởi vì họ không muốn sự dối trá của họ bị phanh phui và đem ra ánh sáng. Thật là nực cười vì chính họ can thiệp vào nước khác khi lấy danh nghĩa nước Pháp là nước của quyền con người và tự do ngôn luận! Vậy nên, chúng ta thấy người dân pháp hiểu biết tẩy chay cao độ truyền thông của nước Pháp và họ cập nhập những nguồn thông tin từ các nơi khác nhau để tham khảo. Lẽ dĩ nhiên, những người đưa tin tiếng Việt về phong trào này, có người chưa hiểu vấn đề chính trị bởi họ sống ở nước Pháp mà không coi bản thân họ là một nhân tố của dân tộc Pháp.

Tôi đã xem nhiều phóng sự của các hãng tin khác nhau và tôi nhận thấy các kênh truyền thông Nga là khách quan hơn cả trong việc phản ảnh những gì đang diễn ra ở Pháp. Điều này tôi cũng đã đề cập trên trang facebook của mình.

Cuộc biểu tình "áo gile vàng" ở Paris

Sputnik: Có thể nói đây là một cuộc cách mạng mới ở Pháp hay không, thưa ông? Gọi phong trào này là "Mùa xuân Paris" hay cuộc "Cách mạng mới" thì chính xác hơn?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

Kể từ sự kiện năm «MAI 68» (một phong-trào có sự tham-dự của cả sinh-viên lẫn thợ thuyền đã làm tê liệt nước Pháp mùa xuân năm 1968) thì đã 50 năm rồi mới lặp lại một phong trào qui mô tương tự.  Thời đó, Tổng-Thống De Gaulle đã coi những cuộc phản đối này là "chienlit" (rối loạn, vô kỷ cương), nhưng, những cuộc phản đối này đã dẫn đến việc giải tán Quốc Hội và cho tổ chức bầu lại trước kỳ hạn!

Macron e sợ. Liệu người dân Pháp có thể buộc chính quyền phải nhượng bộ?

Nhưng hai phong trào này lại khác nhau cơ bản. Phong trào Áo Vàng hiện nay  không có sự tham gia của đảng phái cũng như công đoàn. Người dân Pháp ở thời buổi đa nguồn thông tin đã quá hiểu sự dân chủ mị dân của thể chế nền Cộng hòa. Họ biết rằng những đảng phái, công đoàn ở Pháp chỉ phục vụ lợi ích của bọn tư bản lũng đoạn mà chính quyền là những người lính cấp thấp, thực thi mệnh lệnh. Phong trào này cũng chứng tỏ người Pháp yêu chuộng công lý, công bằng xã hội. Qua đó có thể nói là người Pháp đã can đảm đứng lên giành lại quyền tự chủ, tức là chính họ làm chủ số phận của mình cho tương lai của dân tộc.

Theo tôi, đây là một cuộc cách mạng mới, chưa có trong tiền sử, vì nó khó bị thao túng, nó không đảng phái, không công đoàn và nó diễn ra vào thời đại đa nguồn thông tin. Không thể gọi nó là "Mùa xuân Paris", theo cái kiểu "Mùa xuân Ả rập" hay các cuộc "Cách mạng nhung" vì nó có không bị thế lực nào đứng đằng sau và không bị giật dây.

Sputnik: Trên trang facebook của mình, ông viết rằng "những người Áo Vàng — một biểu tượng tuyệt vời của dân tộc Pháp đã chiến thắng, là cơn sóng thần. Sẽ không có bất kỳ một thế lực nào cản trở được làn sóng này". Ông tin chắc là như vậy?

Phạm Phú Cường, Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris

Đúng, tôi tin chắc là không có một thế lực nào cản trở được "cơn sóng thần" này. Và chắc chắn xã hội Pháp sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

Sputnik: Chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho Sputnik.

 

Phóng viên Sputnik: Chẳng lẽ không có thế lực nào đứng đằng sau giật dây phong trào Áo Vàng ở Pháp?

Hôm 9/11, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã nói với kênh truyền hình LCI: "Chúng tôi không quan tâm tới tình hình chính trị nội bộ của Mỹ và chúng tôi cũng mong muốn điều tương tự từ phía Mỹ. Tôi truyền thông điệp này tới Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp cũng vậy: Hãy để yên cho đất nước tôi"?  Những câu này có hàm ý gì đây?

Hồi sau sẽ rõ?

Dấu vết Nga trong phong trào Gilê vàng

Tóm tắt tiểu sử ông Phạm Phú Cường:

Ông Phạm Phú Cường là cháu 5 đời của Phạm Phú Thứ — một đại thần triều nhà Nguyễn và là một trong số người có quan điểm canh tân nước Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ 19, và cũng là cháu 4 đời của quan Tổng đốc Hoàng Diệu, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.

Ông Phạm Phú Cường là chính trị gia người Pháp gốc việt trẻ nhất ở Pháp. Sinh năm 1969 ở Hà Nội, qua Tiệp Khắc lao động. Sang Pháp, ông đã tình nguyện đi lính, nhập quốc tịch Pháp. 

Hiện nay là Thành viên Hội đồng Nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris.

Thảo luận