Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019

Theo báo đầu tư, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) vừa đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cho năm 2019 và 2020. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,84%/7,02% (kịch bản cơ sở/kịch bản cao) trong năm 2019 và 7%/7,2% năm 2020.
Sputnik

Báo cáo của NCIF chỉ ra rằng, giai đoạn 2016 — 2018 vừa qua tăng trưởng kinh tế trên đà hồi phục tuy vậy cải thiện chất lượng tăng trưởng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Nền kinh tế vẫn tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào vốn.

Các công ty Trung Quốc không dễ dàng sắp xếp những việc làm ở Việt Nam

Bên cạnh đó, năng suất lao động tuy được cải thiện xong vẫn ở mức thấp. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài, hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị; Tác dụng của cải thiện môi trường kinh doanh chưa rõ nét; Nợ công thời gian qua tuy có giảm nhưng nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tiệm cận với giới hạn an toàn.

Điểm tích cực là tín dụng thời gian qua được điều hành hỗ trợ tăng trưởng và ổn định vĩ mô; Mặt bằng lãi suất duy trì ổn định; Lạm phát và tỷ giá được kiểm soát là tiền đề cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng.

Tại toạ đàm hoàn thiện báo cáo, dự báo về tăng trưởng kinh tế thời gian tới, ông Đặng Đức Anh, Trưởng Ban Phân tích — Dự báo (NCIF) đánh giá bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến hết sức khó lường, do vậy để đưa ra những dự báo chính xác về tăng trưởng kinh tế thế giới, qua đó tác động đến kinh tế Việt Nam như nào là hết sức khó khăn.

Dù vậy, có một xu hướng chung là kinh tế thế giới và thương mại quốc tế được dự báo sẽ suy giảm trước những biến động của giá hàng hoá quốc tế và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của một số nước lớn hay chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia.

Bắc Kinh biến Việt Nam thành "sân sau": Nguy cơ đáng sợ về hàng hoá, đầu tư từ Trung Quốc
Trong khi đó, tình hình trong nước có vẻ sáng sủa hơn khi thương mại được thúc đẩy thông qua thực hiện và tham gia vào các hiệp định thương mại (FTA); Tái cơ cấukinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh được tăng cường; Tăng tiêu dùng do gia tăng tầng lớp trung lưu…

Tuy nhiên, ông Đặng Đức Anh vẫn cảnh báo, dư địa cho chính sách tài khoá và tiền tệ đang dần hạn hẹp, do vậy sức ép đến ổn định kinh tế vĩ mô thời gian tới sẽ lớn hơn.

Bên cạnh đó, đang tồn tại một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro tác động đến tăng trưởng như phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; tăng trưởng tín dụng và cung tiền ở mức cao, kéo dài tiềm ẩn rủi ro về nợ quốc gia và mất ổn định kinh tế vĩ mô. Đáng lo hơn là độ mở tài chính quốc gia đang cao hơn trình độ phát triển của nền kinh tế; tỷ lệ nợ công vẫn ở mức cao và nghĩa vụ trả nợ lớn.

Với các động lực tăng trưởng đã được Chính phủ chỉ rõ và nhấn mạnh trong nhiều sự kiện gần đây, là phát triển khu vực tư nhân, cải cách thể chế, khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động, phát triển cơ sở hạ tầng, NCIF xây dựng hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2019 và 2020.

Việt Nam "đang ở đâu, cần làm gì và như thế nào"?
Theo đó, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,84%/7,02% (kịch bản cơ sở/kịch bản cao) trong năm 2019 và 7%/7,2% năm 2020. Sự khác nhau giữa hai kịch bản phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới và tỷ lệ chi đầu tư phát triển.

Ông Đặng Đức Anh cũng cảnh báo, chi đầu tư giai đoạn hiện tại có xu hướng giảm vì trả nợ tăng, do vậy, trong trung hạn tăng trưởng sẽ khó có sự đột phá.

Đồng tình với yếu tố kinh tế thế giới đang diễn biến khó lường, ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý, việc Trung Quốc dính đòn thương mại cần được phân tích đánh giá kỹ càng hơn, vì tăng trưởng kinh tế Việt Nam chứa đựng nhiều bóng dáng của quốc gia này.

Do vậy, vị chuyên gia kinh tế này đề xuất, cần xây dựng thêm kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trước bối cảnh thế giới như vậy, cần có dự báo nếu có "biến" lớn xảy ra thì thế nào? 

"Cần xét đến một trạng thái khác hẳn, như sút giảm xuất khẩu, bất ổn vĩ mô, khủng hoảng kinh tế toàn cầu… NCIF cần đưa ra kịch bản xấu nhất để tính trước đối sách", ông Lưu Bích Hồ đề xuất.

Chuyên gia quốc tế hiến kế cho kinh tế Việt Nam
Nguyên Viện trưởng cũng bày tỏ lo lắng khi tăng trưởng trong ngắn hạn có thể cho là tạm ổn, nhưng nền tảng tăng trưởng cho giai đoạn trung, dài hạn vẫn chưa được định hình. Động lực tăng trưởng chính là khu vực tư nhân vẫn bị kìm hãm, gặp nhiều khó khăn do cải cách bộ máy nhà nước diễn ra còn chậm, không đồng đều giữa các cấp, vì vậy dù nhiều chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy phát triển khu vực này nhưng vẫn chưa đi được vào cuộc sống.

Tham gia tại toạ đàm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nếu không cải cách được triệt để bộ máy nhà nước thì khó có thể phát triển dc kinh tế tư nhân. 

"Điển hình là 5 năm kêu hoài về gỡ bỏ điều kiện kinh doanh nhưng hiệu quả cũng chưa đáng kể, trong khi 5 năm là quãng thời gian không hề ngắn. Nhà nước cần phải đi tiên phong thì các khu vực còn lại mới có thể đi theo", bà Phạm Chi Lan phát biểu.

Bên cạnh đó, bà Phạm Chi Lan cũng nhấn mạnh, cần phải xác định hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển thì đối tượng chính phải là 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước và khối kinh tế hộ gia đình, phi chính thức.

"Cần xác định rõ khu vực tư nhân của mình là ai, khái niệm hiện tại còn khá mập mờ. Khối FDI cũng là tư nhân, liệu họ có cần hỗ trợ? Tương tự vậy, những lợi ích hay câu chuyện bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ thuộc về một số nhỏ các đại gia, phần đông doanh nghiệp còn lại đã được hỗ trợ gì", bà Phạm Chi Lan nêu vấn đề.

Thảo luận