Biển Đông

Liệu Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông sẽ được ký vào năm 2019?

Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông là tài liệu quan trọng nhất, việc thông qua văn bản đang được háo hức chờ đợi ở cả các quốc gia Đông Nam Á và trong toàn bộ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Dự kiến tài liệu ​​sẽ thiết lập được bầu không khí tin cậy ở vùng biển Biển Đông, quy định các quy tắc ứng xử như vậy đối với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, sẽ ngăn chặn va chạm và xung đột trên biển.

Nga và Việt Nam ủng hộ việc nhanh chóng thông qua Quy tắc ứng xử cho các bên tại Biển Đông

Công việc phát triển Bộ luật cho đến năm 2017 diễn ra rất chậm chạp. Nhưng vào đầu năm 2017, các thành viên của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhiệt tình tuyên bố rằng phiên bản đầu tiên của dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông đã được chuẩn bị và các bên sẽ sớm chấp nhận. Một năm đã trôi qua, và vào tháng 8 năm 2018, một cuộc thảo luận về văn bản Bộ quy tắc đã được tổ chức tại Singapore, trong đó cho thấy sự khác biệt đáng chú ý trong lập trường của những người tham gia. Rõ ràng là quan điểm của đại diện của Trung Quốc có thể khác với quan điểm của phía đối diện — các thành viên ASEAN. Nhưng, hóa ra,  nội bộ ASEAN cũng không có sự thống nhất trong toàn bộ các vấn đề. Nhưng ngay cả sau đó, vẫn có cảm nhận dường như việc thông qua Bộ luật không còn xa.

 Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Singapore vào tháng trước, đại diện của Trung Quốc đã tuyên bố rằng Bộ luật sẽ được ký không sớm hơn trong ba năm tới. Collin Koh, một chuyên gia an ninh hàng hải nổi tiếng từ Singapore, giải thích điều này rằng cần mất nhiều thời gian để thống nhất quan điểm của các nước ASEAN.

Chuyên gia góp ý về đối sách của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

Tất nhiên, để đưa lập trường của mười quốc gia về cùng mẫu số chung là điều không dễ dàng. Ngoài ra, các xung đột đôi khi vẫn bùng lên giữa họ, ví dụ như, bây giờ là giữa Singapore và Malaysia. Nhưng sự chú ý tập trung vào thực tế Trung Quốc là những người đầu tiên bắt đầu nói về việc hoãn lại thời điểm. Có lẽ, ở Bắc Kinh có thái độ khác với việc thông qua một tài liệu quan trọng như Quy tắc ứng xử của các bên? Rõ ràng là Bắc Kinh không muốn bất cứ ai hạn chế họ trong hành động của mình, ví dụ, cấm bồi đắp đảo nhân tạo. Và khi nói về con số 3 năm, trước thời hạn đó không đáng để chờ đợi thông qua Bộ luật, Bắc Kinh có thể hy vọng rằng trong giai đoạn này, nó sẽ củng cố sức mạnh đến mức (một tàu sân bay khác sẽ được hạ thủy!), rằng không một ai có thể trái ý nó, còn Bộ quy tắc ứng xử, nếu có được chấp nhận, nó sẽ được ký theo chỉ đạo của Trung Quốc.

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng một triển vọng như vậy khó có thể phù hợp với các nước ASEAN. Vì vậy, họ cần nhanh chóng loại trừ sự khác biệt giữa bản thân các nước và phát triển một đường lối chung. Không thể không đồng ý với Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ, Giáo sư Phạm Quang Minh; ông cho rằng "quá trình này phần lớn phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên đang quan tâm".

Thảo luận