Cần lưu ý rằng chúng ta đang nói về chương trình "Hệ thống phòng không chiến thuật tầm trung" (TLVS) của Đức, được lập nên trên cơ sở "Hệ thống phòng không tầm trung" (MEADS) của công ty Lockheed Martin.
Tạp chí này lưu ý rằng chủ đề thảo luận giữa hai nước là cung cấp cho Đức "mức độ tiếp cận thứ sáu" đối với công nghệ Mỹ. Mức tiếp cận này sẽ cho phép sử dụng chương trình mô phỏng hành vi đánh chặn MSE PAC-3. Thuật toán này được cho rằng có thể hiển thị chính xác cách tên lửa đánh chặn hoạt động trong điều kiện tấn công của kẻ thù với các tham số đã cho, nghĩa là cho biết nó có thể đẩy lùi cuộc tấn công hay không.
Do đó, nhờ có MSE PAC-3, Đức hy vọng sẽ nâng cấp đáng kể hệ thống TLVS của họ, đặc biệt là radar và mong rằng nó sẽ có thể đánh chặn tên lửa Iskander cũng như tên lửa siêu thanh mới nhất của Nga, DefenseNews cho biết thêm.
Tuy nhiên, như tạp chí này nhấn mạnh, Hoa Kỳ và Đức không thật sự hiểu nhau trong vấn đề này. Đặc biệt, sau cuộc họp cuối cùng ở cấp bộ trưởng quốc phòng, các bên đã thảo luận về khả năng chuyển ít nhất một phần dữ liệu cần thiết cho những nhà phát triển Đức.