Biển Đông

Indonesia xây dựng căn cứ quân sự ở Biển Đông: liệu điều này có cần thiết?

Tuần này, Indonesia đã khai trương một căn cứ quân sự ở phía nam Biển Đông. Dự kiến sẽ triển khai 1000 quân nhân tại đây. Sputnik bình luận về lý do của động thái này và sẽ ảnh hưởng đến tình hình trong khu vực như thế nào.
Sputnik

Một số nhà khoa học chính trị gọi biển Đông là một điểm nóng tiềm năng của thế kỷ 21, có thể so sánh với khu vực Trung Đông về khả năng bùng nổ xung đột. Sự giao thoa lợi ích của các cường quốc khu vực, tranh chấp lãnh thổ lâu dài, các nỗ lực tích cực của Hoa Kỳ và các nước phương Tây lợi dụng mâu thuẫn giữa các bên, tuyến đường vận tải biển chiến lược qua Biển Đông, dự trữ hydrocarbon (dầu khí)…  tất cả những lý do này làm gia tăng sự hiện diện quân sự một cách nghiêm túc trong khu vực này. Việc quân sự hóa khu vực biển Đông, do một bên thực hiện, buộc các quốc gia khác trong khu vực phải tăng chi tiêu quân sự, làm phức tạp hóa việc tìm kiếm các giải pháp thỏa hiệp và gia tăng nguy cơ xung đột.

Indonesia không phải là một bên tham gia tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông. Tuy nhiên, Jakarta đã bày tỏ mối quan ngại về những yêu sách có thể có của Trung Quốc đối với quần đảo Natun. Bắc Kinh gọi những nỗi sợ hãi này là vô căn cứ. Lý do chính cho sự lo lắng của Jakarta là những hành động của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế gần quần đảo Natun. Tại vùng biển khu vực này thường bắt giữ những tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm. Tuy nhiên trong cuộc trò chuyện với Sputnik, chuyên gia Shen Shishun từ Học viện các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho biết không có lý do gì để Indonesia tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Liệu Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông sẽ được ký vào năm 2019?

« Indonesia và Trung Quốc không tham gia tranh chấp ở biển Đông. Nếu Indonesia xây dựng một căn cứ quân sự trong lãnh thổ có chủ quyền của mình, thì cần phải hiểu lý do cho một hành động như vậy, tức là động cơ nào để thiết lập một căn cứ quân sự trong khu vực cụ thể này. Nếu một điều gì đó đe dọa đến an ninh quốc gia, thì tất nhiên cần phải hành động. Tuy nhiên, nếu không có mối đe dọa nào cả và bạn lại đang thực hiện các bước quân sự, thì điều này có thể buộc các quốc gia khác trong khu vực tăng cường quân sự hóa. Điều này rõ ràng là không phù hợp.Tất nhiên, trong vùng lãnh thổ không có tranh chấp, Indonesia có thể thực hiện bất kỳ điều gì. Tuy nhiên nếu quan sát từ bên ngoài, cần xem xét đến sự cần thiết của hành động, liệu có đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực biển Đông hay không, và Indonesia đóng vai trò xây dựng nào ở đây. Đây là điểm khởi đầu để đánh giá các quyết định được đưa ra. Hành động của Indonesia, tôi không nghĩ rằng đósự cần thiết. Không ai đe dọa Indonesia trong khu vực biển Đông. Các động thái quân sự trong tình huống như vậy không hề góp phần vào hòa bình và ổn định trong khu vực».

Tình hình ở khu vực biển Đông trong năm nay có thể được đánh giá tổng thể như thế nào, và triển vọng cho năm 2019 là gì?, Sputnik đặt câu hỏi với chuyên gia Trung Quốc.

Trung Quốc lo lắng "xuất chiêu" ứng phó khi Mỹ "chọn" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông

«Hiện tại, tình hình chung ở khu vực biển Đông phát triển theo hướng hòa bình, ổn định, hợp tác, và xu hướng này đang gia tăng. Các quốc gia biển Đông có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này. Do đó, nếu chúng ta quan tâm đến xu hướng này, thì nên thực hiện các biện pháp phù hợp. Nếu tình hình phát triển theo chiều hướng tốt, thì sẽ không có nước nào có hành động làm mấtổn định. Nếu trong khu vực phát sinh bất ổn gia tăng mối đe dọa từ bên ngoài, thì các quốc gia ven biển có thể có biện pháp phòng ngừa của riêng mình. Hiện tại điều này là không cần thiết. Năm nay, hiện trạng trong khu vực được giữ nguyên, môi trường ổn định và hòa bình được duy trì. Các quốc gia biển Đông có nghĩa vụ phải cùng nhau duy trì sự ổn định trong khu vực».

Theo kết quả của hội nghị thượng đỉnh ASEAN — Trung Quốc được tổ chức tại Singapore vào tháng 11 năm 2018, đã công bố mong muốn của các bên hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông trong ba năm. Bộ quy tắc ứng xử này được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng phát triển từ năm 2012, nhằm ngăn chặn xung đột về tranh chấp lãnh thổ trên các hòn đảo và tài nguyên biển trong khu vực.

Thảo luận