Nhật Hoàng yêu chuộng hòa bình không thể ngăn chặn việc quân sự hóa đất nước

Vào mùa xuân năm 2019, hoàng đế Nhật Bản Akihito tự nguyện rời khỏi vị trí của mình và truyền lại ngai vàng cho con trai Narahito.
Sputnik
Thiên hoàng Nhật Bản đón sinh nhật cuối cùng trước khi thoái vị

Mới gần đây, theo báo chí Nhật Bản đưa tin,  tại hoàng cung đã diễn ra lần phát biểu công khai cuối cùng của Hoàng đế Akihito. Trong bài phát biểu của mình, Akihito bày tỏ sự hài lòng rằng thời đại trị vì của ông đã kết thúc mà không có sự tham chiến của Nhật Bản. Akihito tại vị trong 30 năm, thời đại trị vì của ông bắt đầu vào tháng 1 năm 1989.

Nhiều người gọi Akihito là người theo chủ nghĩa hòa bình. Được biết, trong suốt cuộc đời, Akihito chưa bao giờ đến thăm ngôi đền Yasukuni, nơi cầu nguyện cho linh hồn của những người lính Nhật Bản thất thủ, và trong số họ có cả tội phạm chiến tranh. Bằng hành động này, Akihito đã bày tỏ thái độ từ chối chiến tranh của ông.

Trong bài phát biểu chia tay, hoàng đế nói rằng mặc dù ông lên ngôi khi bức tường Berlin sụp đổ và Chiến tranh Lạnh kết thúc trên hành tinh, nhưng «thật đau đớn khi nhận ra rằng tranh chấp sắc tộc và xung đột tôn giáo vẫn đã xảy ra, do hậu quả của những hành động khủng bố, nhiều người đã chết và một số lượng lớn người tị nạn vẫn sống trong điều kiện khó khăn».

Nhật hoàng day dứt vì sự tham gia của đất nước trong Thế chiến II

Liệu có thể tin vào sự chân thành của những cảm xúc này của Akihito hay không? Bởi trong thời gian ông ngự trị trên ngai vàng, Nhật Bản đã tiến khá xa trên con đường quân sự hóa. Hiến pháp cấm nhà nước Nhật Bản tiến hành chiến tranh,cấm có quân đội riêng và tự trang bị vũ trang. Tuy nhiên, ngày nay lực lượng tự vệ Nhật Bản có gần 300 nghìn quân, có xe tăng, pháo, máy bay, tên lửa, tàu chiến và tàu ngầm. Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã quyết định chuyển đổi tàu sân bay trực thăng thành tàu sân bay đầu tiên của Nhật Bản. Bất chấp lệnh cấm hiến pháp, vào những năm 2000, quân đội Nhật đã tham gia vào các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq. Quốc hội Nhật Bản ủng hộ sự tham gia của quân đội trong các chiến dịch như vậy.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mong muốn sẽ đạt được việc xem xét lại việc sửa đổi các điều khoản hòa bình của Hiến pháp nước này vào năm 2020, và cả cựu hoàng, cũng như Nhật hoàng mới sẽ lên ngôi vào mùa xuân năm 2019  sẽ không ngăn cản ông làm điều đó. Ngày nay, chức vị hoàng đế ở Nhật Bản hoàn toàn chỉ là nghi lễ, Nhật hoàng được tôn trọng, nhưng ý kiến ​​của ông không có ý nghĩa gì  đối với các chính trị gia Nhật Bản, những người rất muốn gia tăng sức mạnh kinh tế của Nhật Bản cùng với  cả sức mạnh quân sự.

 

Thảo luận