Kinh tế việt Nam đã "hóa rồng"?

Dân trí cho hay, với mức tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%, Tổng cục Thống kế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây. Điều này khẳng định sự kịp thời, hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành...
Sputnik

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội quý 4 và năm 2018, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm khẳng định, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4 năm 2018 ước đạt 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng hơn 3,9%, công nghiệp và xây dựng là 8,65% và khu vực dịch vụ là 7,61%.

Năm 2018: Việt Nam lựa chọn con đường đi đến tương lai

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng quý 4 năm 2018 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017, nhưng cao hơn so với cùng kỳ các năm 2017 và 2016. 

Theo ông Lâm, tính chung GDP năm 2018 tăng 7,08%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2008 trở lại đây.

Cụ thể, mức tăng trưởng năm 2008 đạt 6,23%, năm 2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78%, năm 2011 là 6,24%, năm 2012 là 5,25%, năm 2013 là 5,42%, năm 2014 5,98%, năm 2015 6,68%, năm 2016 là 6,21%, năm 2017 là 6,81%.

Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành hơn 5,53 triệu tỷ đồng, thu nhập bình quân/đầu người khoảng 58,5 triệu đồng, tương đương 2.500 USD, mức tăng 190 USD so với năm 2017.

Các ngành và lĩnh vực đóng góp vào mức tăng trưởng cụ thể như, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,76%, góp 8,7% vào tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp, xây dựng là 8,85% và góp xấp xỉ 49% tăng trưởng; dịch vụ tăng 7,03%, góp gần 43% vào tăng trưởng.

Người dân tại vùng rau Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), khôi phục sản xuất sau mưa.

Lạm phát trong tháng 12/2018 giảm 0,25% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 là 3,54% dưới mục tiêu dưới 4% được Quốc hội giao cho năm 2018

Kinh tế thế giới chững lại, nhưng GDP của Việt Nam năm 2019 sẽ tăng: Đây là lý do
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt hơn 244,7 tỷ USD, tăng gần 14% so với 2017. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) vẫn chiếm gần 70% kim ngạch xuất khẩu, hơn 175,5 tỷ USD, trong khi khối trong nước đạt 69,2 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, cả năm Việt Nam nhập khẩu hơn 237,5 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ.

Tính chung năm 2018 Việt Nam đạt thặng dư thương mại 7,2 tỷ USD, trong đó khu vực trong nước nhập siêu 25,6 tỷ và khu vực đầu tư nước ngoài (gồm dầu thô) xuất siêu 32,8 tỷ USD.

Về chất lượng tăng trưởng, ông Lâm khẳng định: "Được cải thiện" khi năng suất các nhân tố tổng hợp TFP đóng góp vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016 — 2018 đạt hơn 43,3%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% giai đoạn năm 2011 — 2015.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 đạt 102 triệu đồng/lao động/năm, tăng hơn 346 USD so với 2017.

Hiệu quả đầu tư được cải thiện khi chỉ số ICOR giảm từ 6,42 đồng/ 1% tăng trưởng năm 2016 xuống 6,11 đồng/1% tăng trưởng năm 2017 và 5,97 đồng/1% tăng trưởng năm 2018.

Thảo luận