Một năm đầy sóng gió của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 1 năm nhiều khó khăn, thách thức: Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, theo báo Giáo dục Việt Nam, báo GDVN dẫn lời cho biết,
Sputnik

Ngày 28/12, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng…đã phát biểu ý kiến.

Có phải Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh đang gây áp lực lên trung ương?

Ông Nguyễn Thành Phong — Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đã trải qua một năm với nhiều khó khăn thách thức, khi vừa điều hành phát triển kinh tế — xã hội, vừa tập trung thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Có những vụ việc kéo đã dài qua nhiều nhiệm kỳ, môi trường đầu tư của thành phố phần nào bị ảnh hưởng;

Việc dừng lấy tài sản công thanh toán cho các dự án BT đã khiến nhiều dự án của thành phố bị chậm lại.

Tình hình kinh tế — xã hội 2018 thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả mang tính toàn diện. GRDP tăng trưởng 8,3%, thành lập hơn 44.000 doanh nghiệp.

TP HCM hủy bỏ các dự án quá 3 năm không thực hiện
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế — xã hội, ông Nguyễn Thành Phong kiến nghị Chính phủ:

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh một số Nghị định thông tư theo hướng tạo điều kiện mạnh mẽ cho thành phố tự chủ, chủ động thực hiện các quy trình thủ tục phù hợp với khả năng và tình hình thực tiễn của thành phố, phục vụ tốt hơn nhu cầu của cá nhân và tổ chức trên địa bàn.

Lãnh đạo Thành phố cũng kiến nghị Chính phủ sớm hoàn thiện trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công sửa đổi, sửa đổi các văn bản hướng dẫn thi hành còn tồn tại nhiều hạn chế vướng mắc.

Một số quy định trong Luật Đầu tư công hiện nay chưa đồng bộ, thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.

Điều này gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện theo hướng phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền địa phương gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

TP HCM xin lỗi người dân vì các sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm
Ông Nguyễn Thành Phong đề xuất cụ thể:

"Chính phủ cần sớm ban hành các nghị định quy định về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT và Nghị định thay thế nghị định 24 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Ngoài ra còn có Nghị định số 37 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện để các địa phương sớm triển khai thực hiện đối với các nội dung kiến nghị cụ thể thành phố".

Tại đầu cầu Quảng Ninh, phát biểu tham luận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đưa ra một số kiến nghị, trong đó có vấn đề về khu kinh tế Vân Đồn.

Theo ông Long, Quảng Ninh đã tích cực triển khai huy động các nguồn lực của các doanh nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng với số vốn lên với 36.000 tỷ đồng.

Dự kiến ngày 30/12 tới, tỉnh này sẽ khánh thành một số công trình như cao tốc Hạ Long — Vân Đồn, khai trương sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng khách quốc tế Hạ Long…

Ai đứng sau cuộc chuyển giao lô đất vàng khiến cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM bị khởi tố?
Ông đề nghị Chính phủ, Thủ tướng sớm phê duyệt khu phức hợp giải trí cao cấp tại Vân Đồn, trong đó có casino.

Hiện nay, hồ sơ đã trình trên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành đã lấy ý kiến để sớm trình Thủ tướng.

Về phía Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ.

Hà Nội đề xuất Chính phủ sớm giải quyết các điểm nghẽn trong đầu tư công, giải ngân vốn ODA, các dự án theo hình thức đối tác công tư BT, BOT.

Ngoài ra sớm phê duyệt việc tăng vốn 2 tuyến đường sắt đô thị là Nam Thăng Long — Trần Hưng Đạo và tuyến Yên Viên — Ngọc Hồi….

Thảo luận