Năm thành công của Việt Nam

Năm 2018 đã trôi qua, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng. Những thành tựu mới như tiếp thêm sức cho mùa Xuân, mang theo niềm tin và hy vọng tới mỗi người dân trong năm mới, bài tổng hợp của báo điện tử Công Luận.
Sputnik

1. Năm 2018 khép lại với những thành tựu nổi bật của đất nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Điểm sáng lớn nhất đó là con số tăng trưởng kinh tế ước đạt 7% được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 vừa qua.

Khó khăn thử thách giúp chúng tôi mạnh mẽ hơn

Con số này đã vượt mức mục tiêu đề ra cho năm 2018 là 6,7% và cao nhất trong 10 năm qua. Điều đáng nói, mặc dù tăng trưởng cao nhưng lạm phát vẫn ở trong tầm kiểm soát là 4% và môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng cải thiện.

Bên cạnh đó, quy mô nền kinh tế đã lớn hơn, ước đạt khoảng 240 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam hiện tương đương 200% quy mô nền kinh tế, thu hút vốn FDI đạt hơn 30 tỷ USD. Đồng thời, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Việt Nam năm qua có sự tăng trưởng dựa trên nền tảng vững chắc.

TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét, năm 2018, kinh tế Việt Nam có sự cân đối giữa ổn định và tăng trưởng tốt hơn, trong đó sự ổn định rõ hơn. Cơ cấu nền kinh tế bắt đầu cho sự chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp đi lên thực sự. Dịch vụ, du lịch cũng được đẩy mạnh. Công nghiệp, khai khoáng chưa thực sự như mong muốn, nhưng rõ ràng đã có sự dịch chuyển.

Kinh tế thế giới chững lại, nhưng GDP của Việt Nam năm 2019 sẽ tăng: Đây là lý do
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Đại học Fubright Việt Nam cũng cho rằng, nhìn lại năm 2018, Việt Nam có 3 động lực để phát triển kinh tế. Thứ nhất, cải thiện vốn đầu tư; thứ hai, cải thiện năng suất lao động, chuyển biến từ năng suất lao động truyền thống sang công nghiệp tiêu dùng; thứ ba, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Còn theo chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh, điểm nhấn quan trọng nhất là Chính phủ đã lựa chọn ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường kinh doanh thay vì cố gắng tăng trưởng kinh tế cao nhất có thể.

2. Trên cơ sở những nền tảng vững chắc của năm 2018, nhiều chuyên gia dự báo, tăng trưởng GDP năm 2019 sẽ tương đương năm 2018. Mới đây, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã đưa ra Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2018, theo đó, cơ quan này dự báo tăng trưởng GDP năm 2019 sẽ ở mức 7%.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Tô Lâm và nhiều lãnh đạo khác

Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, cơ sở cho nhận định này, là năm 2018 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân, đổi mới mô hình tăng trưởng, môi trường kinh doanh tiếp tục cải thiện… bên cạnh đó, lạm phát của toàn cầu cũng sẽ giảm, lạm phát của nền kinh tế mới nổi cũng giảm, giá xăng dầu không tăng nhiều… sẽ có những hỗ trợ tích cực cho kinh tế Việt Nam trong năm 2019.

Kinh tế việt Nam đã "hóa rồng"?
Ý kiến nhiều chuyên gia cũng thống nhất với nhận định, năm 2019 những ngành, lĩnh vực đang có sự tăng trưởng vượt bậc như nông nghiệp hay sự ổn định của thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán với vai trò là kênh huy động vốn cho nền kinh tế sẽ tiếp tục xu hướng này trong năm 2019.

Đặc biệt, nhiều hiệp định thương mại cũng được cho sẽ tạo động lực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — EU (EVFTA)…, trong đó có hoạt động xuất khẩu với kỳ vọng nhiều khởi sắc.

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn tin tưởng, nếu Chính phủ tiếp tục cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển như năm 2018 vừa qua, thì 3 động lực trong năm 2018 sẽ tạo những hiệu quả kinh tế mới trong năm 2019.

TS. Vũ Đình Ánh nhận định, trong những năm tới, nếu Chính phủ nhất quán, kiên định về chủ trương thì tăng trưởng của Việt Nam sẽ tương đối cao, trên 7%.

3. Để đạt được những thành quả trên, Chính phủ đã có những bước đi quyết liệt theo định hướng Chính phủ kiến tạo. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ chủ động hơn trong xây dựng thể chế, pháp luật chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn. Nội hàm này tiếp tục được thể hiện rõ trong công tác quản lý, điều hành của Chính phủ trong năm 2018.

Thủ tướng: Niềm tin của nhân dân vào Đảng chưa bao giờ lớn như lúc này
Theo đó, Nhà nước sẽ xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP sẽ tăng tương ứng khoảng 50%, 55% và 60 — 65%…

Chính phủ tiếp tục chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn ở thị trường Việt Nam, đặc biệt khuyến khích tinh thần cạnh tranh lành mạnh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng như bến cảng, đường giao thông, sân bay, đảm bảo năng lượng cho sản xuất và kinh doanh…

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2018, nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết tiếp tục được cắt giảm mạnh mẽ. Về dài hạn, những điều kiện kinh doanh được bãi bỏ chắc chắn là một bước đi tích cực vì đã giúp xoá bỏ rào cản gia nhập thị trường cho hàng loạt ngành nghề, tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động sản xuất — kinh doanh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình và Chủ tịch Tập đoàn Hanwha Kim Seung Yeon thực hiện Lễ khởi động sản xuất hàng loạt tại Lễ khánh thành Nhà máy Hanwha Aero Engines.

Ngoài ra, việc dỡ bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết chứng tỏ tư duy quản trị nhà nước mới theo hướng "kiến tạo", Chính phủ nhấn mạnh vào các cơ chế "hậu kiểm", vận dụng tích cực vai trò của người dân và thị trường trong công tác giám sát, thay vì quản lý "tiền kiểm" theo cách thức cũ.

Chuyên gia Trung Quốc tuyên bố Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á
Có thể nói, năm 2018, sự chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã "thấm" tới từng Bộ, ngành, địa phương, trở thành chất xúc tác cho biết bao ý tưởng khởi nghiệp trở thành hiện thực.

Nhìn nhận về công tác điều hành của Chính phủ năm 2018, ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, năm 2018 cải cách về kinh tế, đặc biệt là cải cách về môi trường đầu tư đã được thông thoáng hơn. Chính phủ kiên quyết cắt giảm các giấy phép tạo nhiều động lực tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

TS. Trần Đình Thiên cũng cho rằng, một trong những điểm tích cực nổi bật là đã có những cải cách rất mạnh. "Có 2 điểm, Chính phủ nỗ lực tháo bỏ trói buộc cho doanh nghiệp, chi phí cho doanh nghiệp đỡ đi, rõ ràng đó là nỗ lực của Nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân, sau 30 năm khu vực tư nhân lại có khuynh hướng được trỗi dậy, dịch chuyển trở lại", TS. Trần Đình Thiên nói.

Việt Nam kỳ vọng gì ở tân chủ tịch nước?
4. Một sự kiện quan trọng của năm 2018 là việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. Ngày 23/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 — 2021, với tỷ lệ 99,79% đại biểu tán thành.

Nhân sự kiện này, đông đảo cử tri và nhân dân cũng như đại biểu Quốc hội đã bày tỏ vui mừng, tin tưởng rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là lãnh đạo có đủ uy tín, trình độ, phẩm chất, năng lực. Những việc làm của Tổng Bí thư trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tiêu cực, tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đánh giá rất cao. Người dân tin tưởng và kỳ vọng rằng, Tổng Bí thư sẽ làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, công tác đối ngoại… để cuộc sống người dân ngày càng ấm no, an vui hơn.

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ tin tưởng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người khởi xướng và chỉ đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới mạnh mẽ và cuộc chiến chống tham nhũng. Vì vậy, với cương vị Chủ tịch nước thì chắc chắn từ chỉ đạo mang tính định hướng của Đảng đến những triển khai cụ thể sẽ đồng bộ, thống nhất và đẩy nhanh được quá trình cải cách thể chế của nước ta, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng.

Nhất thể hóa – có phải là con dao hai lưỡi?
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) thì ấn tượng với cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và cho rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước "hội đủ những điều kiện ưu tú để đứng đầu Đảng, nhà nước, là một tấm gương trong giai đoạn Đảng ta đang phải nhấn mạnh sự nêu gương của người lãnh đạo".

5. Chưa có khi nào, cuộc chiến chống tham nhũng lại mạnh mẽ và quyết liệt như thời gian gần đây. Một con số thống kê mới đây cho thấy, chỉ trong trong 2 năm vừa qua, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và hàng ngàn đảng viên vi phạm, trong đó có cả những đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái.

Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đã bị thi hành kỷ luật, trong đó có 4 Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 người trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương — đây là con số chưa từng có.

Nổi bật trong năm 2018 là nhiều vụ giao đất sai, việc chuyển nhượng giá rẻ nhiều khu đất vàng đã được lật lại, xem xét; một số quan chức giữ cương vị cao đã phải vướng vòng lao lý. Gần đây nhất, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 — 2020.

Nếu so với năm 2017, thì năm 2018 số cán bộ bị kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật nhiều hơn và ở diện rộng hơn. Trong đó có rất nhiều cán bộ ở các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt hàng loạt tướng lĩnh trong ngành Công an, Quân đội.

Sau ông Tất Thành Cang rồi sẽ đến ai?
Có thể nói, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước là quyết tâm chính trị mạnh mẽ, mang tính xuyên suốt, hợp lòng dân. Việc xử lý cán bộ ngày càng quyết liệt thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước không có "vùng cấm" như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: "Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm".

Việc phát hiện và đưa ra xét xử một số lãnh đạo cấp cao có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua không chỉ thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc làm trong sạch bộ máy, mà còn tạo được niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân trên cả nước.

Ông Tất Thành Cang

Song cũng phải thấy rằng, tham nhũng, lãng phí vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay; công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều hạn chế, như việc kết luận thanh tra một số dự án còn chậm, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa hiệu quả thấp; tình trạng trên nóng dưới lạnh vẫn còn, việc thu hồi tài sản còn thấp,… Ðấu tranh chống tham nhũng là việc khó, phức tạp, nhạy cảm, cần phải làm thường xuyên, kiên trì quyết liệt, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị.

Thảo luận