Liệu Trung Quốc có thể trở thành thủ lĩnh trong ngành công nghiệp thời trang?

Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ vào năm 2019 và trở thành thị trường lớn nhất cho ngành thời trang toàn cầu. Đây là dự đoán của McKinsey & Company. Đất nước hơn một tỉ dân Trung Quốc đang ngày càng giàu hơn, tầng lớp trung lưu đang dần hình thành.
Sputnik

Người Trung Quốc giờ đâythểchinhiều hơn cho các mặt hàng xa xỉ, cácloạihìnhgiải trí và hàng hiệu, theo báo cáo của McKinsey.

Đã nhiều năm nay Trung Quốc là thị trường chính tiêu thụ xa xỉ phẩm và hàng hiệu. Theo đánh giá của công ty tư vấn Bain & Company, trong năm 2017, người Trung Quốc chiếm 32% tổng số giao dịch mua hàng xa xỉ. Đứng thứ hai là người Mỹ, với thị phần ít hơn đáng kể là 22%, và chỉ có 18% thị trường thuộc về Liên minh châu Âu. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như Ermenegildo Zegna, giờ đây luôn tiến hành thử nghiệm xu hướng thời trang đầu tiên ở Trung Quốc, chứ không phải ở Mỹ như trước đây, trước khi đưa ra thị trường thế giới.

Nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ được hình thành chủ yếu bởi giới trẻ Trung Quốc. Theo Goldman Sachs, ở Trung Quốc có khoảng 400 triệu những người gọi là "thuộc đời đại thiên niên kỷ", tức là sinh ra vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000. Con số này lớn hơn bộ dân số ở độ tuổi lao động của Châu Âu và Hoa Kỳ. Những người "thuộc đời đại thiên niên kỷ", thông thường là con một trong nhà, quen được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Vì thế từ khi còn bé họ đã mang trong mình thói quen tiêu dùng. Khác với cha mẹ mình, họ không quen lo lắng cho tương lai,  mà thích có được mọi thứ tại đây và ngay bây giờ. Vật dụng thể hiện đẳng cấp là điện thoại thông minh đời mới nhất, quần áo hàng hiệu. Theo Goldman Sachs, thu nhập trung bình hàng năm của giới trẻ "thiên niên kỷ" Trung Quốc vào năm 2024 sẽ vượt quá 13 nghìn đô la. Trong điều kiện như vậy, thị trường Trung Quốc đương nhiên rất tiềm năng đối với các nhà sản xuất hàng xa xỉ toàn cầu.

China Fashion Week, 2017

Tuy nhiên, có một xu hướng bất lợi mà ngành thời trang toàn cầu đang phải đối mặt. Giới trẻ Trung Quốc đang dần từ bỏ các thương hiệu nước ngoài để ủng hộ các nhà sản xuất trong nước. Theo nghiên cứu của Credit Suisse, hơn 90% người dưới 29 tuổi thích đồ gia dụng mang thương hiệu Trung Quốc. Với các mặt hàng khác cũng vậy. Giới trẻ Trung Quốc thích điện thoại dùng thông minh, quần áo, hàng thể thao do chính Trung Quốc sản xuất. Có vẻ như cụm từ Made in China đang trở thành một nhãn hiệu uy tín, đây là chia sẻ của nhà tạo hình ảnh làm việc cho Đài truyền hình Thẩm Khuyến, bà Liu Xinyu trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

«Đươngnhiênlà cácnhà tạomốtTrungQuốckhôngcáchbiệtvớithờitrangthếgiới, họhoàntoàn đitheonhữngxuhướngquốctế. Nhưngbằngcáchkếthợpvớinhữngnét đặcsắctrongvănhóaTrungQuốc, nhữngmặthàngnàyvừahợpmốt, mặtkháclạihợpvớithịhiếucủangườitiêudùngtrongnước. Ngoàira, nhữngchuyếncôngducủaChủtịchTrungQuốcTậpCậnBìnhvà phunhânBànhLệViệnkhôngchỉcủngcốhìnhảnhcủacácthươnghiệuTrungQuốctrênthịtrườngquốctế, mà còngópphầnmanglạisựcôngnhậnnhữngthươnghiệunày đốivớingườitrongnước. Đươngnhiên, khôngthểkhôngxéttớitìnhcảmyêunướctronglòngnhiềuthanhniênTrungQuốc. Nhưng đó khôngphảilà yếutốduynhấtkhiếnchongườiTrungQuốcthíchdùngcácthươnghiệutrongnước. HàngTrungQuốc đã đạttớimứcchấtlượngkhá caotừgóc đthờitrang, thiếtkếchotớichấtlượngsảnxuất. Tấtnhiênnhiềungườivẫncòngiữthóiquendùnghàngxaxỉsảnxuấtnướcngoài.  Nhưng ítrathì tầnglớptrunglưuTrungQuốc đã có địnhhướngrõ ràngnhằmvàosảnphẩmnội địa. Hơnnữa, cácthươnghiệuTrungQuốccũng đangchinhphụcthếgiới. Nhữngngườitiêudùngtừchâu Âuvà HoaKỳ đangdầndầnchấpnhậncácthươnghiệucủaTrungQuốc».

Theo chuyên gia, những xu hướng mốt từ Trung Quốc đang dần dần ảnh hưởng tới xu hướng thời trang trên thế giới. Một vài thương hiệu nổi tiếng như  Gucci, Louis Vuitton đã tìm cảm hứng ở Trung Quốc cho các bộ sưu tập mới của mình. Ít ra, theo bà Liu Xinyu, họa tiết và hoa văn của nhiều sản phẩm gần đây nhất mà các thương hiệu này đưa ra thị trường rõ ràng mang dáng dấp của triều đại nhà Đường Trung Quốc.

Thảo luận