Các nhà khoa học xác định: những người nào hay ghen tị nhất?

Các nhà khoa học cho rằng tính ganh tị là kết quả của sự tiến hóa: cảm giác này đã giúp tổ tiên của chúng ta tồn tại, biến họ thành những sinh vật xã hội.
Sputnik

Ghanh đua là một phản ứng cảm xúc tự nhiên, cố thủ trong toàn bộ loài người và góp phần thúc đẩy tự hoàn thiện, nhưng nó có thể làm hỏng tâm trạng, và đôi khi gây ra trầm cảm hoặc thậm chí dẫn đến những hành động hung hăng.Con người ghen tị với ai và tại sao?,- những vấn đề này được đề cập trong bài báo của Sputnik.

Nên ghen tỵ những ai?

Đức Đạt Lai Lạt Ma có lẽ là người hạnh phúc nhất trên hành tinh này. Và diễn viên Brad Pitt đóng phim với những phụ nữ đẹp tuyệt vời. Vậy bạn sẽ ghen tị với ai trong số hai người đó? Hầu hết người trả lời chọn lựa chọn thứ hai, các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh khẳng định trong một bài viết về vấn đề ghen tị.

Lấy một ví dụ gần hơn. Hàng xóm mua một chiếc xe hơi đắt tiền. Đồng thời, trong lúc đó bạn xem một bộ phim về  cuộc sống của gia đình hoàng gia ở Anh. Với xác suất lớn, bạn  chắc sẽ ghen tị với hàng xóm của bạn, bởi vì anh ta ở gần, tương đương với bạn về địa vị xã hội và tình trạng tài chính, rất có thể, bạn cùng tuổi  với người đó. Cuối cùng, chiếc xe mới của anh ta đứng dưới cửa sổ của bạn, còn Nữ hoàng Elizabeth và gia đình hoàng gia là một thứ gì đó thuộc lĩnh vực huyền thoại.

Các nhà khoa học cho rằng: hạnh phúc, sự giàu có vượt bậc — là những danh mục quá trừu tượng để thực sự kích thích một trải nghiệm không đơn giản như ghen tị. Trong đầu của chúng ta có một hệ thống nhất định, từ đó chúng ta tiếp cận đánh giá những người xung quanh. Chỉ những yếu tố rất cụ thể liên quan đến trải nghiệm cá nhân mới làm cho chúng ta cảm thấy cảm giác mạnh mẽ. Nói một cách đơn giản ghen tỵ ai và vì cái gì, những điều đó được xác định trước bởi lý do tiến hóa.

Nêu danh dấu hiệu chính của những mối quan hệ hạnh phúc

Chúng ta cũng không thể không ghen tị chút nào — phản ứng này đã trải qua sự lựa chọn tự nhiên và mắc kẹt, cố thủ trong đại đa số dân chúng. Chúng ta không thể cưỡng lại đồ ngọt, mặc dù chúng ta biết rằng điều này có hại và dẫn đến tăng cân. Quá nhiều ước muốn để nhận được niềm vui là một phần thưởng cho bộ não, cảm thấy buồn tẻ trong lúc cảm giác đói xâm chiếm mà tổ tiên xa xôi của chúng ta trải nghiệm trong thảo nguyên của châu Phi.

Trong não có chỗ dành cho cảm xúc

Sự ghen tị nảy sinh khi con người bị tước đoạt một số phẩm chất mong muốn, nghĩa là những gì người khác đang có. Đây là một cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến hành vi phá hoại.

Aristotle, người đã dành sự ghen tỵ cho bài luận, đã so sánh nó với nỗi đau. Bằng cách này, ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một phần của bộ não được kích hoạt để đáp ứng với cảm xúc này. Hóa ra là những phần đó của não bộ cũng chịu trách nhiệm về nỗi đau, cái đói và sự hài lòng về tình dục.

Trong các thí nghiệm trên khỉ, nhóm nghiên cứu khoa học Nhật Bản đã chứng minh rằng các bộ phận của não liên quan đến hệ thống khen thưởng (chính là bộ phận khuyến khích cảm giác thích đồ ngọt và thú vui tình dục) được kết hợp với vỏ não trước trán trung gian liên quan đến việc ra quyết định, trí nhớ và xử lý nhận thức  về khuôn mặt, tiếng nói, cử chỉ của người khác. Đây là một xác nhận quan trọng rằng tính ghen tị là một cảm giác xã hội.

Ghen tỵ bắt đầu với thực tế là một người so sánh bản thân với người khác. Thế họ có những gì? Một người không thờ ơ với những gì những người cùng thời với mình sở hữu, những gì họ có thể làm, những người nhận được những lợi ích gì. So sánh với những người khác cung cấp cơ sở cho việc kết luận về tình trạng xã hội, khả năng và ý nghĩa xã hội của con người trong xã hội.

Các nhà khoa học cho rằng so sánh bản thân với người khác là bắt nguồn từ bản chất của bất kỳ cộng đồng nào. Chắc chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh  vì thực phẩm, thức ăn và sinh kế, do đó có sự thực hiện các quy tắc phân phối những thứ này.

Cạnh tranh của các thành viên cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và chính bằng cách đó tích cực hướng đến sự tiến hóa. Và để cạnh tranh hiệu quả, trước tiên bạn phải so sánh và hiểu ai có cái gì. Từ đây dẫn đến ý tưởng về công bằng.

Những người hay ghen tị nhất là giới trẻ. Cùng với tuổi tác ngày càng cao, mức độ nghiêm trọng của cảm xúc này giảm đi. Kết luận như vậy được các nhà khoa học  Hoa Kỳ đưa ra sau khi phỏng vấn hàng trăm người.

Thông thường, cảm xúc này là nhằm vào những người cùng lứa tuổi hoặc những người lớn tuổi hoặc trẻ hơn một chút.

Cảm xúc thật

Các nhà khoa học: Dê có thể nhận ra những người hạnh phúc

Nils van de Ven, một nhà tâm lý học tại Đại học Tilburg (Hà Lan) tin rằng ghen tị có hai hình thái. Một là nhẹ, khi con người  có cảm giác trăn trở với những thứ mà người kia có mà anh ta cũng muốn, nhưng trải nghiệm này là ranh giới với sự ngưỡng mộ. Nó kèm theo với động lực tích cực — mong muốn trở nên tốt hơn, để cố gắng đạt được kết quả tương tự, hoặc thậm chí vượt qua nó.

Hình thái thứ hai là mức độ ghen tỵ khó khăn, khi ham muốn sở hữu được bổ sung thêm ham muốn chiếm hữu, gây rắc rối cho đối tượng ghen tỵ. Từ đây chỉ cách một bước đến khoái cảm vui mừng trước nỗi đau của người khác- niềm vui trước thực tế rằng một người mà bạn ghen tị đang trải qua điều bất hạnh. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đây là cơn ghen tị thực thụ (ác tính). Tuy nhiên, van de Ven chứng minh rằng: cả hai hình thái nói trên đều được thống nhất bởi sự xuất hiện động cơ mong muốn trở nên hoàn thiện.

Trong khi đó, ganh tị không phải là một cảm giác vô hại. Đối với nhóm làm việc, các nhà tâm lý đánh giá nó tiêu cực. Ganh tỵ được coi là  phản tác dụng, dẫn đến thù địch, đàn áp đối với đồng nghiệp.

Những người thiếu tự tin, đánh giá thấp bản thân thường trải qua cảm xúc phức tạp tiêu cực hơn do ghen tỵ — thậm chí dẫn đến sợ hãi,  đối với họ, ghen tị có thể gây ra trầm cảm. Còn những người hạnh phúc, cảm thấy hài lòng với cuộc sống có thể kiểm soát được cảm giác ghen tỵ, ngăn chặn được cảm xúc khó chịu.

Thảo luận