Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói về hai cuộc chơi lớn và động lực thay đổi

Báo Dân Trí dẫn lời ông Ousmane Dione: "So với 10 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam là nước kém phát triển nhất, nằm ở cuối. Tuy nhiên, các bạn có lợi thế chứ không hoàn toàn bất lợi. Cạnh tranh là động lực để tạo ra những thay đổi tích cực đối với Việt Nam trong tương lai".
Sputnik

Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ông Ousmane Dione đã chia sẻ như vậy với phóng viên trong cuộc trò chuyện đầu năm về những đánh giá, nhìn nhận về kinh tế Việt Nam trong năm đã qua và dự báo những cơ hội, thách thức trong thời gian tới.

Giám đốc World Bank Việt Nam: Tìm kiếm động lực tăng trưởng mới cho xứ con Rồng cháu Tiên

Ông đánh giá thế nào về kinh tế Việt Nam vài năm trở lại đây, độ mở nền kinh tế lớn và Việt Nam ngày càng bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục?

— 5 năm trước, chúng tôi bắt đầu làm việc tại Việt Nam, tôi biết tới các bạn phát triển lớn mạnh, sự phát triển xuyên suốt. Cách đây mấy chục năm, khi tôi biết về Việt Nam là nước đói, nghèo và nhiều thuyền nhân, nhưng nay cách 20 năm Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Tôi luôn nói với chính khách ở Việt Nam, vai trò là những nhà tài trợ, những người như chúng tôi cùng lắm là lái phụ, còn người Việt Nam mới là người điều khiển chính, chịu trách nhiệm phát triển. Chúng tôi luôn là đối tác, thế chủ động luôn luôn phải ở Việt Nam.

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione

Nếu so sánh Việt nam năm 1990, 2000, năm 2018 kinh tế Việt Nam có thực sự thay đổi, bứt phá đặc biệt là tạo dựng cơ sở để phát triển mới hay không?

Thủ tướng: Niềm tin của nhân dân vào Đảng chưa bao giờ lớn như lúc này
- Quá trình phát triển không phải là thẳng, có chỗ vấp, chỗ tạm ngừng, chúng ta không thể duy ý chí để đòi hỏi cải cách phải hiệu quả ngay để đánh giá nỗ lực hiện nay của Chính phủ.

Trong những năm vừa qua, quá trình phát triển không đi nhanh, chúng ta phải thấy tầm nhìn, thống nhất, đưa ra được mục tiêu rõ ràng.

Hai năm vừa qua sự phát triển của Việt Nam có dự án chậm lại, tốc độ chưa được mong muốn. Nhưng con đường có vẻ tốt hơn, chiến lược hơn, rõ ràng hơn và nó giúp kinh tế tăng trưởng tốt hơn trong tương lai tăng trưởng tốt, ổn định, lạm phát thấp…

Trong 2 năm vừa qua, khi thực hiện các khung và định mức chính sách, Chính phủ cũng nhận ra và đã thừa nhận, điều chỉnh các quyết sách lớn về đầu tư công, ngân sách, vay nợ. Bằng chứng là vừa rồi Quốc hội thông qua 60.000 tỷ đồng để giải ngân vốn đầu tư công.

Chính phủ lắng nghe, cầu thị và bắt đầu chương trình nghị sự, họ nhìn thấy thủ tục hành chính phức tạp, bắt đầu Chính phủ điện tử, tăng tính minh bạch trách nhiệm giải trình và y vọng áp dụng Chính phủ điện tử thì tính minh bạch của nền kinh tế cao hơn.

Bước chân con kiến, chiến mã và kinh tế Việt Nam tăng trưởng kỷ lục: Nhưng chưa trọn vẹn
Năm 2018, kinh tế tư nhân khá lận đận và chưa thực sự phát triển. Đáng lo ngại, môi trường kinh doanh Việt Nam bị đánh tụt bậc so với năm trước, đây là điều đáng lo ngại?

— Về vấn đề phát triển khu vực tư nhân, chúng tôi đã thấy có nhiều hướng phát triển. Còn về tụt bậc chỉ số môi trường kinh doanh, chúng tôi có làm việc với Văn phòng Chính phủ với nhóm đánh giá về Doing Business — đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam, họ bay từ Mỹ sang và bàn luận về các nước đã làm gì để đạt được tiến bộ hơn Việt Nam.

Phải nhớ, chúng ta đang sống ở thế giới toàn cầu hóa, chúng ta cải cách và thực hiện thay đổi thì các nước khác cũng làm, vấn đề là ai thực hiện nhiều hơn những thay đổi hơn, chất lượng hơn, đi nhanh hơn trong cuộc đua như này. Tôi nghĩ Việt Nam cũng đi nhanh và Chính phủ có lắng nghe và thay đổi.

Năm nay Việt Nam tụt 1 hạng, nhưng phải hiểu ở đây là cuộc chạy, VN chạy nhưng nước khác chạy nhanh hơn Việt Nam, nhiều điểm số báo cáo còn thấp như phá sản, liên quan đến thủ tục, pháp lý, nếu nước ngoài vào Việt Nam lo phá sản sẽ thế nào.

Năm 2019, Việt Nam sẽ tham gia hai FTA thế hệ mới và rất quan trọng là CPTPP và EVFTA, ông có đánh giá gì về độ mở của kinh tế Việt Nam và những năng lực của Việt Nam khi tham gia các sân chơi lớn này?

Việt Nam phê chuẩn CPTPP. Những thử thách gì đang đợi?
- So với 10 nước CPTPP, Việt Nam nằm ở cuối, chúng ta có lợi thế chứ không hoàn toàn bất lợi, cạnh tranh cũng là động lực để tạo ra thay đổi tích cực đối với Việt Nam.

So với 10 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam là nước kém phát triển nhất, nằm ở cuối. Tuy nhiên, các bạn có lợi thế chứ không hoàn toàn bất lợi. Cạnh tranh là động lực để tạo ra những thay đổi tích cực đối với Việt Nam trong tương lai

Đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và các nền kinh tế thành viên châu Âu (EU), Việt Nam sẽ được cơ hội tiếp xúc với thị trường tiêu chuẩn cao, khó tính và có khát khao những sản phẩm lớn về nông sản, thực phẩm chất lượng của Việt Nam. Với các bạn hàng phát triển, Việt Nam sẽ có thói quen thương mại hiện đại, chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp hơn, thay đổi từ thói quen thương mại, giúp thay đổi các thủ tục hành chính công quyền và cách thức quản lý.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: CPTPP giúp củng cố vị thế Việt Nam
Cái ấn tượng tôi nhất năm 2018 là Việt Nam giữ ổn định kinh tế vĩ mô rất tốt, trong bối cảnh trần nợ công, khung đầu tư trung hạn, giải ngân dự án chậm, kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhiều nước thu nhập trung bình khó khăn…

Cách đây 6 tháng, dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng chỉ 6,3%, nhưng đến nay đã khác GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,08%. Đây là nỗ lực rất tốt của Chính phủ, trong đó có các yếu tố như ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát dưới 1 con số trong lúc đó thì chiến tranh thương mại ảnh hưởng khắp nơi…. Đây là tiền đề rất tốt, ổn định tâm lý nhà đầu tư, FDI sắp tới có thể tăng lên và nhiều hơn.

Tính chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam khá tốt, đứng trước khó khăn quốc tế ngày càng cao.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thảo luận