Vì sao Trung Quốc rải người thâu tóm doanh nghiệp Việt?

Năm 2018 có 1.029 lượt dự án của Việt Nam được người Trung Quốc rót 3,4 tỷ USD mua lại cổ phần, gấp đôi so với năm 2017, báo Đất Việt thông tin.
Sputnik

Đó là số liệu thống kê mà Cục Đầu tư nước ngoài — Bộ KH&ĐT mới công bố. Cụ thể, tổng vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam là 2,46 tỉ USD, vốn đầu tư trực tiếp FDI cấp mới và tăng thêm là 1,6 tỉ USD, còn lại hơn 800 triệu USD là vốn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua bán cổ phần doanh nghiệp.

Bắc Kinh biến Việt Nam thành "sân sau": Nguy cơ đáng sợ về hàng hoá, đầu tư từ Trung Quốc

Đáng nói, hơn 1.029 lượt dự án góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư đến từ quốc gia này. Tính trung bình nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra hơn 770.000 USD để góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam, tăng gấp đôi về lượng vốn so với con số 487 triệu USD cho hơn 800 dự án trong năm 2017.

Tổng Giám đốc Công ty CP Hạt điều Gia Bảo (Bình Phước), ông Trần Văn Sơn, cho hay nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang rải người đi tìm mua doanh nghiệp, đặc biệt là DN thua lỗ hoặc thiếu vốn. Chính công ty của ông cũng nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư Trung Quốc.

"Họ vẽ ra bức tranh hợp tác bền vững trong phát triển ra thị trường quốc tế đồng thời bơm một khoảng vốn hơn 50% giá trị mình định ra để doanh nghiệp thích thú và hợp tác. Điều kiện là phải nhường cho họ quyền trực tiếp điều hành" — ông Sơn nói.

Từ lâu nhòm ngó: Sự cảnh giác của Việt Nam, ASEAN và học thuyết "mối đe dọa Trung Quốc"
Không thâu tóm được doanh nghiệp của ông Sơn, các công ty Trung Quốc này đã tiến hành mua lại vài công ty khác ở Bình Phước.

Không chỉ có lĩnh vực nông sản, lĩnh vực bất động sản của Việt Nam cũng được Trung Quốc quan tâm khi các công ty, tập đoàn đến từ Trung Quốc khi các công ty này chi hàng trăm triệu USD mua đứt, hoặc góp vốn để chen chân vào các dự án bất động sản tại Việt Nam.

Hàng loạt dự án ở TP.HCM, Long An, Đồng Nai… đã được các chủ đầu tư chuyển nhượng hoặc có liên quan tới các nhà đầu tư Trung Quốc.

Một trong những nguyên nhân chính được các chuyên gia kinh tế giải thích cho việc Trung Quốc rải người thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam là do cuộc  chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn biến ngày càng căng thẳng và khó lường. Vì lẽ đó, một số nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chuyển dịch cơ sở sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư (một phần hoặc cả dự án) sang các nước khác.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang lâm vào cảnh nợ nần nên đây có thể là chiến lược "xuất khẩu nợ" của nước này.

Việt Nam vay vốn Trung Quốc phải sống chung với "tham nhũng vặt" và sự dối trá
Theo một báo cáo của J.P. Morgan tháng 9/2017, tổng nợ của Trung Quốc tương đương 289% GDP, tức là khoảng 30.000 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 30 điểm phần trăm so với năm 2015 (260% GDP).

Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs cho rằng, sẽ mất khoảng nửa thập kỷ để ổn định tỷ lệ này. Hãng S&P Global Ratings hôm 29/9 cảnh báo, tổng nợ Trung Quốc có thể tăng đến 46.000 tỉ đô la Mỹ vào năm 2021.

TS. Phạm Sỹ Thành — Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES) của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) phân tích: "Để giải quyết gánh nặng dư thừa sản lượng và tỷ lệ nợ gia tăng của các doanh nghiệp trong nước, Trung Quốc đã đẩy mạnh các sáng kiến kinh tế đối ngoại, thúc giục các nước phối hợp với Trung Quốc để xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế chưa từng có tiền lệ.

Về thương mại và sản xuất, Trung Quốc hiện đẩy mạnh hợp tác với nhiều nước với nhiều mô hình khác nhau. Những mô hình hợp tác mới mà Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ tại nhiều quốc gia thuộc phạm vi sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI), trong đó có cả Việt Nam, là mô hình "hợp tác năng lực sản xuất" và "khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới".

Thảo luận