Nga chế tạo hệ thống lắp ghép mới cho tàu tới ISS không cần linh kiện của Ukraina

MOSKVA (Sputnik) - Nga đã hoàn thành sản xuất và thử nghiệm trên mặt đất hệ thống lắp ghép mới cho tàu vũ trụ tới Trạm vũ trụ quốc tế ISS, trong đó các thành phần được sản xuất tại Ukraina sẽ không được sử dụng, theo trang web của công ty “Russian Space Systems”.
Sputnik
Các chuyến bay kỷ lục của "Soyuz" tới ISS trong năm 2019

Thông báo lưu ý rằng thiết bị mới vượt xa đáng kể thiết bị được vận hành trên ISS hiện nay về độ chính xác và hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Thiết bị của hệ thống lắp ghép bao gồm phần chủ động "Kurs-A" và phần thụ động "Kurs-P". Phần chủ động được lắp trên tàu vũ trụ, đo đạc tất cả thông số tiếp cận và lắp ghép. Phần thụ động được đặt trên ISS, có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ phần chủ động, chuyển phát và truyền thông tin về tốc độ và phạm vi đến bộ phận điều khiển cho các phi hành gia.

Hệ thống "Kurs" với các phiên bản cải tiến sửa đổi khác nhau đã được sử dụng thành công trong công nghệ vũ trụ từ năm 1986. Thiết bị được phát triển ở Ukraina và cho đến năm 2002 được sản xuất tại công ty Elmis có trụ sở tại Kiev.

Từ năm 2002, thiết bị được sản xuất tại Nga bằng các linh kiện của Ukraina. Thiết bị mới này nhẹ hơn và tiết kiệm gấp ba lần về mức tiêu thụ điện năng so với phiên bản thế hệ trước.

Thảo luận