Các nhà khoa học phát hiện ra "tín hiệu ngoài hành tinh" thứ hai được lặp lại

Các nhà thiên văn học Canada làm việc tại đài thiên văn CHIME đã cùng lúc phát hiện ra 13 tín hiệu vô tuyến nhanh mới, trong đó có một tín hiệu lặp lại một cách định kỳ.
Sputnik

Những "tín hiệu ngoài hành tinh" bí ẩn như vậy đã được ghi lại vào năm 2007 nhờ sự trợ giúp của kính viễn vọng Parks (Úc).

Các nhà khoa học tìm thêm một giải thích cho lý do thiếu tín hiệu từ người ngoài hành tinh

Sau đó, các nhà khoa học đã phát hiện thêm 9 tín hiệu phát sáng tương tự có nguồn gốc nhân tạo và có khả năng là tín hiệu từ các nền văn minh ngoài trái đất.

"Việc phát hiện tín hiệu định kỳ lặp lại cho thấy một điều rằng số lượng các tín hiệu này phải là rất nhiều", các chuyên gia từ Đại học British Columbia ở Vancouver nhận định.

Tất cả những tín hiệu này đều giống nhau ở chỗ chúng có công suất cực lớn, nguồn phát sáng nằm cách thiên hà của chúng ta khoảng 1,6 tỷ năm ánh sáng.

Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng ánh sáng phát ra do sự hợp nhất của các ngôi sao neutron trong quá trình hình thành các lỗ đen.

Tuy nhiên, hai năm trước, kính viễn vọng Parks đã ghi lại các chớp sáng lặp lại tại đúng điểm mà trước đó đã phát ra những tín hiệu đầu tiên.

Năm ngoái, CHIME đã phát hiện ra một loại hình phát sáng tương tự mới ở tần số thấp, đồng thời tín hiệu được lặp đi lặp lại.

Ngoài ra, cấu trúc của những tín hiệu phát sáng này gần như giống hệt nhau. Các chuyên gia của trường đại học tin rằng điều này cho thấy, những "tín hiệu ngoài hành tinh" này có cùng nguồn gốc.

Thảo luận