Tổng Bí thư: Sẵn sàng ứng phó với thế giới ảo, xét xử tội phạm phi truyền thống

Tổng Bí thư điểm lại, riêng năm 2018, tòa án các cấp đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn như: Vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Đinh La Thăng, vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Trần Phương Bình, vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ “Nhôm”)… Báo Dân Trí dẫn lời cho hay.
Sputnik

Ngày 14/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai công tác toà án năm 2019.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển

Tòa án tích cực tham gia cuộc chiến chống tham nhũng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khái quát, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là trong năm 2018, ngành tòa án đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong chiến lược cải cách tư pháp.

Trước hết, hệ thống Toà án đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trung tâm của hoạt động tư pháp; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Những năm qua, quy mô dân số và quy mô nền kinh tế của đất nước ngày càng gia tăng, đồng thời, số lượng các vụ vi phạm, tội phạm, tranh chấp… cũng ngày càng nhiều, nhưng các Toà án đã cố gắng giải quyết tốt, đạt tỉ lệ gần 96%. Chất lượng xét xử không ngừng được nâng lên. Tỉ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa liên tục giảm dần qua các năm.

Một kết quả nội bật của ngành tòa án, theo Tổng Bí thư, là đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; góp phần hiện thực hoá và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Tổng Bí thư chỉ đạo: “Không để tiêu cực, tệ nạn xâm nhập vào nội bộ Quân đội“
Người lãnh đạo đứng đầu Đảng, Nhà nước nhận xét, trong 3 năm qua, nhất là năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tội phạm tham nhũng đang từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh.

Tổng Bí thư điểm lại, riêng năm 2018, tòa án các cấp đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn như: Vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Đinh La Thăng, vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Trần Phương Bình, vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm")

Từ năm 2016 đến năm 2018, các Toà án đã xét xử đạt tỉ lệ 93,5% về số vụ, 93,6% số bị cáo phạm các tội tham nhũng, thu hồi hàng nghìn tỉ đồng, nhiều nhà cửa, đất đai và các tài sản khác.

"Hình phạt mà các Toà án quyết định đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng là sự cảnh báo nghiêm khắc cho sự lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Qua xét xử, nhiều Hội đồng xét xử cũng chỉ ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm; kiên quyết khởi tố tại phiên toà khi phát hiện tội phạm chưa được điều tra, xử lý; kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả" — Tổng Bí thư nhận định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các đại biểu dự hội nghị.

Mỗi bản án phải làm sao để "tâm phục, khẩu phục"

Tổng Bí thư cũng ghi nhận ngành tòa án nhiều đóng góp tích cực, có hiệu quả vào công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong phạm vi cả nước. Trong năm 2018, ngành cũng tập trung xây dựng hệ thống tòa án công khai minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cương quyết xử lý tiêu cực là nâng cao uy tín quân đội
Kết quả cụ thể, hệ thống thống tổ chức của Toà án các cấp không ngừng được hoàn thiện; đội ngũ cán bộ của Toà án đã trưởng thành qua thực tiễn, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các toà án đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán; tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ…

Những kết quả, thành tích được ghi nhận là rất lớn, đáng trân trọng nhưng Tổng Bí thư cũng lưu ý những tồn tại, hạn chế của cơ quan đại diện cho khối tư pháp. Tỉ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan vẫn còn cao, thậm chí có bản án áp dụng sai pháp luật; đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tồn đọng và giải quyết chậm.

Đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, toà án các cấp còn chưa làm rõ trong bản án tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát.

Một số bản án không khả thi, tỉ lệ giải quyết án hành chính không đạt yêu cầu cả về chất lượng, số lượng và thời hạn. Chất lượng giải quyết án dân sự, kinh doanh, thương mại chưa cao.

Năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của một số cán bộ còn yếu, cá biệt có cán bộ vi phạm pháp luật, kỷ luật công tác bị xử lý.

Yêu cầu lãnh đạo ngành nghiêm túc nhìn thẳng những hạn chế, thiếu sót đó, Tổng Bí thư gợi mở, 2019, ngành có trọng trách phải tập trung thực hiện khẩn trương hơn các yêu cầu cải cách tư pháp và những nhiệm vụ còn lại của nhiệm kỳ 2016 —2021.

Sao mãi không làm rõ ai "chống lưng" cho Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh?
Đầu tiên, các cấp tòa cần tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Trong nhiệm vụ xây dựng nền tư pháp văn minh, tiến bộ, tòa án đóng vai trò trung tâm để không ngừng hoàn thiện nhà nước pháp quyền, bảo vệ niềm tin của người dân vào công lý, công bằng xã hội.

"Mỗi bản án phải làm sao để thực sự "tâm phục, khẩu phục", khuất phục được tội phạm, thuyết phục được các bên, được công chúng đồng thuận; phải tạo ra được các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức" — Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; nâng cao chất lượng, tính khả thi, chính xác của các phán quyết, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Không gian mạng chứa đựng thế giới tội phạm như đời thực 

Về nhiệm vụ xây dựng đội ngũ, Tổng Bí thư phân tích, là những người trực tiếp "cầm cân nảy mực", mỗi sai sót trong thực thi công vụ của cán bộ tư pháp đều ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị và lợi ích, thậm chí cả tính mạng của người dân. Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, thẩm phán.

Ông Dương Trung Quốc nói về nạn tham nhũng và sai lầm vụ Đinh La Thăng
Hoan nghênh việc Hội đồng tuyển chọn thẩm phán quốc gia ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán, Chủ tịch nước cũng nhắc nhở phải tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác xét xử để khắc phục; kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống.

Chủ tịch nước quán triệt:

"Thẩm phán cũng phải nêu gương như đảng viên lãnh đạo. Chúng ta chỉ có thể có được đội ngũ thẩm phán tốt, đáng tin cậy trên nền của đội ngũ đảng viên tiên phong, gương mẫu".

Vị lãnh đạo đứng đầu nhà nước giao ngành tòa án tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

"Với sự ra đời của Internet đã tạo ra một thế giới ảo mà ở đó cũng chứa đựng một thế giới tội phạm như đời sống thực. Tất cả các hành vi: Lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc, buôn bán ma tuý trái phép, giết người, xâm hại tình dục, xâm phạm đời tư… cũng diễn ra và tồn tại trên mạng Internet. Công nghệ thông tin cũng tạo ra một nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ vô cùng phong phú với các phương thức liên kết, mua bán, trao đổi, thanh toán bằng đủ các loại tiền thật, tiền ảo…" — Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc nhở ngành tòa án phải sẵn sàng ứng phó với những vấn đề đó, chuẩn bị cho việc xét xử, giải quyết tốt cả tội phạm phi truyền thống.

Chốt lại, Tổng Bí thư bày tỏ kỷ vọng, với nỗ lực và quyết tâm cao; với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dù phải đối mặt trước những khó khăn, thách thức và không ít cám dỗ, đội ngũ cán bộ, thẩm phán toà án các cấp sẽ luôn thể hiện được trí tuệ, bản lĩnh và đạo đức của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thảo luận