Bác sĩ Hoàng Công Lương khẳng định không phạm tội

Theo bị cáo Lương, nguyên nhân gây chết người là do tồn dư hóa chất, không liên quan đến công việc của bác sỹ nên bị cáo không phạm tội “Vô ý làm chết người” như VKS truy tố, Một thế giới ghi nhận.
Sputnik

Chiều 15.1, HĐXX TAND TP.Hòa Bình tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ chạy thận gây chết người xảy ra tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Lộ thông tin 'sốc' đầu tiên vụ án chạy thận: Không ai cảnh báo bác sĩ máy RO chưa sửa xong

Theo đó, trong phần khai báo, bị cáo Hoàng Công Lương vẫn giữ nguyên những lời khai từ phiên sơ thẩm lần 1 và không đồng ý với cáo buộc của VKS.

Theo bị cáo Lương, nguyên nhân gây chết người là do tồn dư hóa chất, không liên quan đến công việc của bác sỹ nên bị cáo không phạm tội "Vô ý làm chết người" như VKS truy tố.

Làm rõ về chuyên môn, bị cáo — bác sỹ Hoàng Công Lương khai được đào tạo về lọc máu nhân tạo tại BV Bạch Mai trong 2 tháng liên tục và đã được cấp Chứng nhận. Tại khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh Hòa Bình), bác sỹ Lương được phân công công tác với chức danh là bác sỹ điều trị.

Về vấn đề chất lượng nước trong lọc máu, bị cáo Lương khẳng định bản thân không phải chịu trách nhiệm về điều này. Đơn nguyên thận nhân tạo chưa có kỹ sư và việc này phải do kỹ sư của phòng vật tư và bên sửa chữa bảo dưỡng chịu trách nhiệm.

Ông Trương Quý Dương: "Tôi với BS Lương tình như chú cháu, nghĩa như thầy trò!"
Theo nội dung cáo trạng, Hoàng Công Lương là người được đào tạo về kỹ thuật lọc máu cơ bản, được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn nên buộc phải nhận thức rõ trách nhiệm được giao. Theo đó, Hoàng Công Lương là người thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 và biết rõ việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28.5.2017.

Với trình độ, nhận thức, vai trò, trách nhiệm được giao, bị cáo Lương phải biết rõ quy định nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định và thuộc trách nhiệm của Trưởng khoa.

Tuy nhiên, sáng 29.5.2017, khi mới nghe Điều dưỡng viên nói về việc Trần Văn Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong thì Lương đã không kiểm tra lại, không báo lại với Trưởng khoa mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người tử vong.

Vụ Hoàng Công Lương: Bộ Y tế có thiếu sót, sơ hở nghiêm trọng
Làm rõ hơn nội dung cáo buộc nay, bị cáo Lương khai: "Ngày 28.5.2017, bị cáo cùng các nhân viên đều biết hệ thống RO số 2 sử dụng cho việc chạy thận đã được sửa chữa. Sau sửa chữa, bị cáo không biết là cần phải làm những thủ tục gì. Trước khi ra y lệnh chạy thận, điều dưỡng Điệp thông báo hệ thống RO số 2 đã được bàn giao và đảm bảo an toàn nên bị cáo tin rằng có thể sử dụng được…". Theo bị cáo Lương, từ trước đến nay, khi phòng Vật tư bàn giao thì Đơn nguyên thận nhân tạo đều sử dụng.

Việc cảnh báo không thuộc trách nhiệm

Bị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", bị cáo Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng vật tư thiết bị y tế, nay là Dược sỹ — Chuyên khoa I, công tác tại Khoa Dược — BVĐK tỉnh Hòa Bình) khai đối với hệ thống RO số 2, bị cáo đã bàn giao cho Khoa Hồi sức tích cực sử dụng và có biên bản bàn giao. Về việc sửa chữa hệ thống RO số 2 ngày 28.5.2017, bị cáo nắm rất rõ. Ngay từ đầu năm 2017 bị cáo đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng cả 3 hệ thống RO trong quý 2/2017.

Về việc sửa chữa hệ thống RO số 2, theo bị cáo Thắng, bị cáo Trần Văn Sơn có báo cáo ngày 28.5 rằng việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống RO số 2 đã xong. Bị cáo hiểu là xong về mặt sửa chữa, còn việc xét nghiệm AAMI là chưa xong. Bị cáo có chỉ đạo Sơn làm thủ tục tiếp theo, đó là bàn giao tài sản cho khoa, tham gia lấy mẫu nước đi xét nghiệm.

Bộ trưởng Y tế không nhất thiết phải nói về phiên xử bác sĩ Hoàng Công Lương lúc này
Sau khi bị cáo Sơn bàn giao có đưa biên bản bàn giao cho bị cáo xem, bị cáo không nhớ chính xác thời điểm và chỉ nhớ là trong ngày 29.5, sau khi xảy ra sự cố, còn biên bản được lập khi nào thì bị cáo không được biết. Theo bị cáo Thắng, việc cảnh báo không thuộc trách nhiệm của bị cáo, bị cáo không được phép cảnh báo hay có ý kiến về việc có hoạt động hay không.

Đối với Trần Văn Thắng, cáo trạng cho rằng bị cáo với trách nhiệm được giao đã buông lỏng, không sâu sát trong quản lý, thiếu kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới trong một thời gian dài. Ngoài ra, bị cáo cũng không làm hết trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Giám đốc bệnh viện ban hành văn bản quy định cụ thể đối với việc quản lý, sửa chữa, sử dụng các thiết bị y tế nói chung và hệ thống RO nói riêng.

Thảo luận