Biển Đông

Anh muốn mở căn cứ quân sự ở Đông Nam Á: Trung Quốc sợ lộ bí mật Biển Đông

Nguy hiểm hơn, một căn cứ mới trong khu vực cho một đồng minh của Mỹ còn đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khi Bắc Kinh liên tục bành trướng và Washington thì vội vã nâng cấp khả năng quân sự của đồng minh, bình luận trên Trí Thức Trẻ.
Sputnik

Vừa qua, cả hai quan chức của Anh là Ngoại trưởng Jeffrey Hunt và Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson đều tuyên bố rằng Anh sẽ thành lập một căn cứ hải quân lâu dài ở Đông Nam Á — có thể ở Singapore hoặc Brunei. Đây sẽ là căn cứ quân sự mới đầu tiên của Anh trong khu vực sau hơn nửa thế kỷ.

Việt Nam không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông là của họ

Theo Mark J. Valencia, học giả người Mỹ tại Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông tại Trung Quốc, ý tưởng của London được cho là phần nào đến từ kế hoạch Brexit.

Vương quốc Anh chắc chắn sẽ suy yếu khi rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), ít nhất là trong khoảng thời gian đầu. Một số thành viên trong chính quyền Thủ tướng Theresa May cho rằng, để phát triển, sau khi chia tách, quốc gia phải thúc đẩy quan hệ kinh tế với châu Á. Để đảm bảo điều này, Anh phải bảo vệ các tuyến đường biển và đầu tư tại đó. Và vì Anh không thể làm điều này một mình nên London cần tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ — quốc gia đang cần sự giúp đỡ để hạn chế Bắc Kinh ở Biển Đông.

Bắc Kinh vốn cũng đã coi chiến lược Ấn Độ — Thái Bình Dương của Mỹ và sự hồi sinh của "Bộ tứ kim cương" gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ — là bằng chứng cho nỗ lực tìm kiếm sự hợp tác nhằm kiềm chế Bắc Kinh của Washington thời gian qua.

Quyết "chọc tức" Trung Quốc, Anh toan tính gì khi lập căn cứ quân sự trên Biển Đông?
Bởi vậy Trung Quốc rất có thể coi động thái của Anh là minh chứng cho một liên minh của phương Tây đang âm mưu chống lại nước này.

Ngoài ra, sự hiện diện của một căn cứ và tần suất tuần tra lớn của Anh sẽ đồng nghĩa với việc nhiều tàu thăm dò tình báo có thể phát hiện ra các bí mật của Trung Quốc.

Do vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối quyết liệt kế hoạch này.

Ngoài ra, theo ông Valencia, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở các quốc gia sở tại hay trong khu vực chắc chắn sẽ thể hiện sự phản đối mạnh mẽ, giữa những nghi ngại của các nước láng giềng đối với quốc gia có sự hiện diện của căn cứ quân sự Anh quốc.

Căn cứ này sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu của Bắc Kinh trong bất kỳ cuộc xung đột nào và nước chủ nhà khó tránh khỏi các mối quan hệ chính trị và kinh tế khó khăn với Trung Quốc trong tương lai gần.

Vương quốc Anh sẽ xây dựng căn cứ mới ở Đông Nam Á
Tất nhiên, Singapore có thể coi căn cứ quân sự của Anh là một phương án dự phòng trong trường hợp Mỹ rút lui khỏi khu vực. Tuy nhiên Singapore sau đó sẽ phải sống với những hậu quả lâu dài khi sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày một tăng lên. Còn đối với Brunei, thật khó để tưởng tượng làm cách nào để một xã hội Hồi giáo nghiêm ngặt có thể chấp thuận chào đón một lực lượng quân đội nước ngoài.

Nguy hiểm hơn, một căn cứ mới trong khu vực cho một đồng minh của Mỹ còn đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khi Bắc Kinh liên tục bành trướng và Washington thì vội vã nâng cấp khả năng quân sự của đồng minh.

Thảo luận