Sự thật về người đàn ông áo đỏ 'nhảy múa, điên khùng' trên vỉa hè Sài Gòn

"Chỉ cần các con được ăn học, người ta nói tôi điên khùng gì tôi cũng chịu", ông Chánh bộc bạch trên báo Thanh Niên.
Sputnik

"Miễn con được học hành, điên khùng gì chú cũng chịu

Ở một góc ngã tư trong những ngày cuối năm, người ta bỗng bắt gặp một người đàn ông mặc chiếc áo dài đỏ tung tăng nhảy múa để thu hút mọi người mua bánh mình bán. Những điệu nhảy trong tiếng nhạc xuân vui tươi khiến ai đi ngang cũng bật cười thích thú. Nhưng mấy ai biết đằng sau đó, là câu chuyện dài cơ cực của một người cha vì con xuôi ngược.

Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh từ bao giờ?

Ông là Nguyễn Văn Chánh (SN 1972), người ta vẫn quen gọi là Ba Chánh, quê ở tận An Nhơn, Bình Định. Ông có 3 người con Hiếu, Tài, Năng — từng cái tên là từng ước mong về những điều tốt đẹp nhất, mà vợ chồng ông muốn gửi gắm vào các con.

"Con gái lớn Hồng Hiếu của chú đã học đến năm 3, ngành Kế toán. Thằng kế là Tấn Tài đang học trường chuyên Lê Quý Đôn. Còn thằng út Tấn Năng cũng đã học lớp 5 rồi, học rất giỏi. Người ta nói chú điên, chú khùng, đi nhảy nhót ngoài đường, chú chỉ cười chứ không nói gì. Kệ, hễ có tiền cho các con học hành giỏi giang, tới nơi tới chốn thì có điên khùng gì chú cũng chịu", tạm nghỉ ngơi sau màn nhảy múa cả giờ đồng hồ, ông Chánh bắt đầu câu chuyện bằng niềm tự hào về các con. 

Năm 1993, sau khi giải ngũ trở về, ông Ba Chánh làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Từ làm ruộng, cắt cỏ cho đến phụ hồ, ai kêu gì làm nấy. Năm 2005, để có thể trang trải cho các con ăn học, một mình ông khăn gói rời quê vào TP.HCM bán rong mưu sinh.

Rong ruổi 13 năm ở TP.HCM, ông Chánh nuôi 3 người con ăn học

"Mới đầu chú bán đậu phộng nấu, mà ế lắm. Đậu thì mau hư, lỗ vốn nên chú chuyển qua các loại bánh ống, bắp rang như bây giờ. Hồi trước bữa Tết Tây, chú có về quê, nằm ngẫm nghĩ hồi lâu thì thấy năm hết Tết đến, hay mình làm cái gì đó để thu hút rồi tạo niềm vui cho mọi người luôn", ông Chánh nói.

Nghĩ là làm, chú mua vải rồi đặt may một bộ áo dài đỏ tươi. Trở vào TP.HCM, chú mua thêm cái loa cũ, bật những bản nhạc xuân sôi động, bắt đầu vừa nhảy múa vừa bán. Thân hình mập mạp trong bộ áo dài đậm sắc màu Tết, nụ cười chất phác và những bước nhảy vui tươi "thương hiệu" Ba Chánh thu hút nhiều người đi đường. Ai mua bánh, chú cũng kèm theo một câu chúc Tết cho cả gia đình, khiến người ta thấy ấm áp trong những ngày xuân cận kề.

"Mấy điệu nhảy này chú không có học ở đâu hết á, chú chỉ coi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, rồi Trấn Thành nhảy trên ti vi, xong bắt chước theo! Coi vậy chứ chú biết Cha Cha Cha nhảy sao, Rumba nhảy sao hết đó. Nhảy vầy thứ nhất là tạo không khí mùa xuân vui tươi cho mọi người, thứ hai là thu hút khách mua bánh, có thêm đồng tiền chăm lo cho các con. Tụi nhỏ nó biết chú nhảy nhót giữa đường vầy, mới đầu cũng nói ba làm gì kỳ quá. Nhưng chú tin sau này chúng nó trưởng thành, chúng nó sẽ hiểu hết những gì chú đã làm", ông Chánh chia sẻ.

Người đàn ông 'nhảy múa, điên khùng' trên vỉa hè Sài Gòn. Bà Nghĩa bật cười vì những biểu cảm đáng yêu của chồng

Nhảy quên cả… lấy tiền

4 người treo cổ tự tử ở Hà Tĩnh: Khoản nợ 70 triệu đồng và 300.000 đồng tiền lãi mỗi ngày
Đều đặn mỗi ngày, 8 giờ sáng ông Ba Chánh lại lọc cọc đạp chiếc xe đạp cũ kỹ ra đường để bán. Sau này, người ta thương tình cho ông được chiếc xe máy cũ đi lại. Ông rong ruổi khắp nơi, có hôm ở ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai — Cách Mạng Tháng Tám (Q.1), có hôm ngã tư Võ Thị Sáu — Bà Huyện Thanh Quan (Q.3), có lúc lại sang ngã tư Nguyễn Hữu Hào — Hoàng Diệu (Q.4),…

"Tại vì chú ngồi ở vỉa hè, hay bị đuổi lắm, nên không ở một chỗ. Có bữa chú bị tịch thu cái loa, xe bánh, phải quỳ sụp năn nỉ để xin được lấy lại. Chú biết là vi phạm, nhưng mà hoàn cảnh khó khăn quá nên mới bán vậy. Chú cố gắng để bánh, xe gọn gàng lắm, không ảnh hưởng mọi người. Chú nhảy từ sáng tới khuya hết bánh mới về", ông Chánh bộc bạch.

Có bữa, ông Chánh bán đến tận 1, 2 giờ sáng. Bán hết bánh ông mới trở về căn trọ, vì là phòng tập thể không có chỗ chứa đồ. Mỗi đêm, ông đóng 25 nghìn đồng để có chỗ ngủ, còn lại đều chắt chiu, dành dụm cho các con ở quê. Chỉ cần nghĩ đến con, mọi mệt mỏi trong ông đều tan biến. Ông nói, đời ông đã khổ rồi, không thể để con cái khổ nữa.

"Có bữa chú nhảy sung quá, quên cả bỏ bánh vào bọc, quên lấy tiền khách đưa luôn! Ai cũng cười ngất! Rồi cái loa này nữa, bữa đầu mình thấy chú xài loa cũ, nay thì mới tinh. Hỏi ra mới biết chú nhảy mệt quá ngồi ngủ quên, rồi bị mấy tên thanh niên cuỗm mất, chú phải đi mua lại hơn 1 triệu. Chú nói chuyện thật thà, nên người ta mua ủng hộ nhiều lắm", bạn Trần Tú Anh (22 tuổi, sinh viên), vừa ghé mua bánh vừa kể.

Mong ước duy nhất của người cha, là các con được những điều tốt đẹp nhất

“Vua sáng thì dân vinh”, “Quan đần - dân khổ”, “Quan tham - dân khốn"
Mấy hôm nay, ông Chánh còn nhảy sung hơn, cười tươi rói hơn, vì có sự đồng hành của vợ — người được lưu trong danh bạ điện thoại chú bằng cái tên hết sức tình cảm: Em Yêu.

Ông hào hứng kể:

"Hồi xưa gặp bả đâu khoảng năm 93, sau khi giải ngũ về. Thương nhau gần 5 năm mới cưới lận. Mà coi cái duyên chưa, vợ chồng hợp lại ra tên Chánh — Nghĩa, nghe là thấy hợp nhau liền. Mấy hôm nay có bả bán chung, đỡ buồn dữ lắm đó".

"Mấy hôm trước cô vào đây khám bệnh, sẵn ở lại phụ ổng luôn. Trời ơi, giữa trưa nắng chang chang mà ổng nhảy mồ hôi mồ kê ròng ròng như tắm, thương chết! Cô nói ổng nhảy ít lại mà ổng hông chịu nghe, cô chỉ sợ ổng ngã bệnh thì khổ. Mà ổng nói nhảy mới có khách mua, vì con, không có biết mệt mỏi gì hết. Mới đây, người ta thương cho cô chú 2 vé xe rồi, 27 này là vợ chồng về quê ăn Tết rồi", bà Nghĩa, vợ ông Ba Chánh, cười nói.

Khi thành phố hoa lệ dần khoác lên mình tấm áo mùa xuân rực rỡ, thì có những mảnh đời cơ cực cũng góp thêm niềm vui, sắc màu, tiếng nhạc Tết xập xình cho mọi người càng thấy nôn nao, như ông Chánh.  

Thảo luận