Ông John Kerry: Việt Nam không cần thiết phải là 'tù nhân' của than

TPO dẫn lời ông Kerry khẳng định: Chúng ta không cần thiết phải là "tù nhân", phụ thuộc vào năng lượng than; chúng ta cần hướng đến nguồn năng lượng tái tạo bền vững, giảm phát thải CO2 càng nhiều càng tốt.
Sputnik

Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu

Sáng 17/1, tại Hà Nội, Ban Kinh tế T.Ư chủ trì, phối hợp với một số đơn vị, tổ chức quốc tế tổ chức hội thảo chuyên đề về "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố an ninh năng lượng, đảm bảo phát triển bền vững" và Triển lãm "Công nghệ năng lượng mới".

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry: ​Hà Nội ô nhiễm hơn cả Bắc Kinh, New Delhi

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng ban Kinh tế T.Ư ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới từ nước có điều kiện phát triển, đến các nước còn nghèo. Nếu không ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu thì thành quả phát triển kinh tế — xã hội sẽ chịu tổn hại, quá trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Bình, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do có bờ biển dài và nhiều lưu vực sông rộng lớn. Những tác động tiêu cực ngày một lớn, khó lường ở nhiều lĩnh vực và địa phương sẽ làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Đây là một trong những nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế — xã hội, làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Bên cạnh những tác động tiêu cực trực tiếp, theo ông Bình, biến đổi khí hậu đe dọa đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, nó cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng.

Trưởng ban Kinh tế T.Ư ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu

Vì vậy, Trưởng ban Kinh tế T.Ư cho rằng, việc nghiên cứu, đánh giá mối tác động kép này để chủ động phòng chống biến đối khí hậu và đưa ra các giải pháp củng cố an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững là việc làm hết sức cần thiết.

Ô nhiễm ở Hà Nội có lúc hơn cả Bắc Kinh

Việt Nam: Trùm túi nilon khi ngủ vì ô nhiễm nhà máy giấy
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Chủ tịch danh dự Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie cho rằng, hiện thách thức của mỗi quốc gia là khác nhau nhưng nhu cầu đều giống nhau đó là năng lượng.

Theo ông Kerry, nhu cầu năng lượng cần được thay thể, bổ sung bởi điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối… chứ không phải điện than. Ông cho hay, 70% nguồn điện mới được đưa vào lưới điện ở Mỹ là từ điện mặt trời, than chỉ chiếm tỷ trọng 0,2%. Nước Mỹ cũng đã không còn xây dựng các nhà máy điện than. "Chúng không hiệu quả cả về mặt kinh tế", ông nói. Thay vào đó, các nhà máy điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân đang được đầu tư.

Tuy nhiên, như ông thành thực nói, Việt Nam vẫn đang tập trung vào than, tương tự những nước trong khu vực Đông Nam Á.

"Than ở Đông Nam Á hiện nay tăng và sẽ tăng ở tỷ lệ nhanh nhất so với quốc gia khác trên thế giới, tăng 5% đến năm 2023. Khu vực châu Á — Thái Bình Dương sản xuất 70% tổng lượng than hàng năm và khu vực này cũng tiêu thụ than nhiều nhất", ông Kerry nói.

"Điều này có nghĩa là chúng ta đang ở vị thế khai thác than lớn, vốn là yếu tố tác động lớn nhất đến phát thải nhà kính. Dù với bất cứ lựa chọn gì về công nghệ, kể cả công nghệ mới thì than vẫn là nhiên liệu hoá thạch bẩn nhất", ông nhấn mạnh.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng, và biến đổi khí hậu đang hiện hữu. "Đã có những người tị nạn trên thế giới bởi biến đổi khí hậu", ông Kerry chỉ ra.

Hà Nội là một trong những khu vực ô nhiễm nặng nề nhất thế giới
Ngoài ra, theo Cựu Ngoại trưởng Mỹ, giá than tại Việt Nam đang rất thấp, không có thị trường cạnh tranh vốn cần thiết cho những sự lựa chọn. Ông cho biết một mặt Chính phủ Việt Nam cần phải đưa ra quyết định dài hạn không đầu tư vào than, một mặt, tư nhân cần tham gia mạnh hơn vào thị trường này.

"Việt Nam đã tham gia vào Thoả thuận Paris, nhưng không chỉ ký kết là tốt, cần phải hiện thực hoá nó, ở đây phải thấy là nhu cầu sử dụng than đã tăng 75%, là không được", ông nói.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là nghiêm trọng kể từ năm 2008, theo ông Kerry. Có thời điểm mức độ ô nhiễm tại Hà Nội đã cao hơn Bắc Kinh và New Deli. Bệnh tật, cụ thể là những căn bệnh liên quan đến hô hấp, cũng bùng phát.

Chính sách năng lượng là chìa khoá duy nhất ở đây. Kỷ nguyên than, vốn gây ô nhiễm và tốn kém sẽ kết thúc nhờ vào những giải pháp tốt hơn từ năng lượng sạch.

"Điện mặt trời rẻ hơn than rất nhiều. Còn bất cứ ai nói điện than rẻ hơn là vì họ không tính đến những chi phí ngoại biên do than đá gây ra", ông Kerry lưu ý. Năng lượng tái tạo hiện rẻ hơn năng lượng hoá thạch 3 cent.

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam sáng 17.1

Cẩn trọng: Xung đột Mỹ-Trung sẽ đẩy vốn ô nhiễm sang Việt Nam
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở tham gia vào câu chuyện năng lượng sạch, nhờ vào các điều kiện môi trường thuận lợi. Ví dụ về thuỷ điện, hiện Việt Nam mới chỉ dùng 31% công suất, trong khi đó, công suất thực sự là 45%.

"Tuy nhiên, Việt Nam thích dùng than hơn".

"Tại sao không áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện từ năng lượng sạch, cơ chế huy động tài chính, không thúc đẩy thu hồi đất để có thể xây dựng đường truyền tải phù hợp hơn…", ông Kerry đặt hàng loạt câu hỏi.

Ông Kerry khẳng định: Chúng ta không cần thiết phải là "tù nhân", phụ thuộc vào năng lượng than; chúng ta cần hướng đến nguồn năng lượng tái tạo bền vững, giảm phát thải CO2 càng nhiều càng tốt.

Thảo luận