Vào thứ Năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ trình bày bản báo cáo về hệ thống phòng thủ tên lửa tại Lầu Năm Góc, phát ngôn viên Nhà Trắng nói với các phóng viên. Tài liệu như vậy lần cuối cùng đã được chính quyền Hoa Kỳ công bố vào năm 2010.
Trả lời câu hỏi về những mối lo ngại có thể từ Nga và Trung Quốc về chính sách phòng thủ tên lửa của Mỹ, quan chức này cho biết ông Trump mong muốn trấn an những mối lo này, kể cả bằng cách thông qua mối quan hệ tốt đẹp với lãnh đạo các nước này.
"Khả năng quân sự của chúng tôi là phòng vệ. Hoa Kỳ rất minh bạch trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, chống lại mối đe dọa từ bất cứ quốc gia bất hảo nào", đại diện Nhà Trắng khẳng định.
Ông cũng cho biết bản báo cáo sẽ nói về tiềm năng cao từ các đối thủ có thể của Mỹ trong lĩnh vực tên lửa, cũng như những "mối đe dọa siêu thanh". Đồng thời, ông lưu ý một trong những điểm nhấn chính trong tài liệu sẽ là việc thiết đặt trong không gian các hệ thống đánh chặn và vệ tinh trang bị laser.
Thiếu tướng dự bị, chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội các sĩ quan dự bị của Lực lượng vũ trang (MEGAPIR) Vladimir Bogatyrev, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, bày tỏ ý kiến về những nhiệm vụ Tổng thống Mỹ đặt ra cho quân đội Hoa Kỳ.
"Hoa Kỳ, cho đến gần đây, liên tục nói về những thành công trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, vềthành tựu và khả năng củamình. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống phòng thủ của Mỹ rõ ràng không thực hiện được các nhiệm vụ ban đầu đặt ra. Do đó giới lãnh đạo quân sự và chính trị Hoa Kỳ. tự đặt cho mình những nhiệm vụ mới, thứ nhất, để đảm bảo có những đột phá về công nghệ, thứ hai là loại bỏ những lỗ hổng rõ ràng trong hệ thống phòng thủ tên lửa, vốn đã được các chuyên gia quân sự nói đến. Và nhiệm vụ thứ ba là bổ sung nguồnlực, tàichính, và tất nhiên côngviệcchocáctổ chức khoa học và ngành công nghiệp, tham gia vào việc phát triển các hệ thống mới, bao gồm cả những vũ khí sẽ được thiết kế để chống lại vũ khí siêuthanh, "Vladimir Bogatyrev nói.
Theo ông, những phát triển trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa của Mỹ đã cho thấy Hoa Kỳ nỗ lực tạo ra các hệ thống, trong khi về mặt chính thức là để phòng thủ, nhưng cũng có thể đồng thời là phương tiện tấn công.
"Hoa Kỳ và đồng minh rõ ràng đang tụt hậu so với Liên bang Nga trong việc phát triển các hệ thống siêu âm. Và hiệngiờ, đề cập đến các mối đe dọa bổ sung, họ sẽ tìm kiếm cơ hội để phát triển, vì thực tế, các phươngtiện phòng thủ mà Hoa Kỳ đang phát triển cũng có thể dùng đểtấn công. Và không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ sẽ cố gắng lôi kéo các đồng minh NATO của mình vào công việc này ", theo ông Vladimir Bogatyrev.
Ngay từ năm 2002, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước với Nga về phòng thủ tên lửa. Kể từ đó, quân đội Mỹ đã phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, bao gồm cả ở gần biên giới Nga tại Ba Lan và Romania, cũng như phát triển thành phần vũ khí trang bị cho hải quân.
Đáp lại, Nga đã bắt đầu phát triển loại vũ khí khiến hầu như bất kỳ hệ thống phòng thủ nào cũng trở nên vô dụng. Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 1 tháng 3 năm 2018 trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang đã nói về các loại vũ khí chiến lược mới nhất, gồm các tổ hợp siêu âm "Dagger", "Avangard", "Burevestnik", laser chiến đấu "Peresvet" và ngư lôi không người lái hạt nhân "Poseidon".
Vào thứ Tư, ngày 16 tháng 1, thứ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ phụ trách Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, Andrea Thompson, đã xác nhận rằng vào ngày 2 tháng 2, Hoa Kỳ sẽ đình chỉ các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước về Tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Bà nói thêm Nga sẽ có thêm sáu tháng nữa trước khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi thỏa thuận.