Pháp: Phong trào "Bút đỏ" liên kết với "Áo ghi lê vàng"

Làn sóng phản đối ở Pháp không chỉ giới hạn ở "Áo ghi lê vàng"."Bút đỏ" ít được biết đến hơn, mặc dù phong trào này đang trỗi dậy - giới giáo viên và giảng viên vỡ mộng với tổ chức công đoàn truyền thống và họ đang kêu gọi hành động trực tiếp: từ việc phong tỏa các cơ sở giáo dục đến từ chối đưa ra văn bản xếp hạng.
Sputnik

Khoảng 800 người tham gia vào các cuộc biểu tình "áo ghi lê vàng" ở Paris
Kể từ khi thành lập phong trào vào ngày 12 tháng 12,  đã có 60 nghìn người đã trở thành thành viên của "Bút đỏ". Sputnik đề cập đến sự hợp nhất có thể của các lực lượng biểu tình khác nhau với những người tham gia phong trào và lãnh đạo công đoàn.

"Áo ghi lê vàng", "Đèn hiệu xanh",   "Bút đỏ"… Làn sóng phản đối  bao trùm nước Pháp đang chuyển sang sắc diện mới. Cũng giống như "Áo ghi lê vàng", các phong trào nói trên đã xuất hiện trên Facebook. Giống như người tiền nhiệm của họ, họ muốn được lắng nghe mà không cần dùng đến các phương pháp truyền thống.  "Bút đỏ" xuất hiện vào ngày 12 tháng 12 là một phong trào bao gồm chủ yếu là giáo viên,  liên kết 60 nghìn người. Đây là một con số ấn tượng chỉ trong một tháng, đặc biệt khi tính toán rằng chỉ có 880 nghìn giáo viên trong cả nước. Tăng lương, tăng ngân sách, công nhận tầm quan trọng của nghề giáo viên…, v.v. Bị vỡ mộng bởi phong trào công đoàn, họ dự định sẽ chuyển sang hành động: chiếm giữ  cơ sở, từ chối làm báo cáo  về mức độ tiếp thụ kiến thức, kêu gọi phụ huynh không đưa trẻ em đến trường… Cuộc  tập  trung đầu tiên của những người tham gia  phong trào diễn ra vào ngày 12 tháng 1, cách trường trung học Lyceum Henri- IV không xa, ngôi trường mà Emmanuel Macron đã học trước đây. Lần thứ hai được tổ chức vào ngày 16 tháng 1 tại văn phòng hiệu trưởng của Học viện de Créteil.

"Những người mặc áo ghi lê vàng" gọi vụ nổ súng ở Strasbourg là tấn tuồng của chính quyền
Sau  các cuộc mit tinh của "những người áo ghi lê vàng" và  nhân viên  cảnh sát, các cuộc biểu tình đã lan sang hệ thống giáo dục quốc gia. Liệu sẽ có phải đang diễn ra sự hợp nhất của các lực lượng phản kháng khác nhau hay không?

 "Tôi ngạc nhiên vì điều này đã không xảy ra trước đây. Đã 20 năm có dự đoán rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng 10 năm. Bây giờ nó thực sự đến từ người dân, điều này khiến chính phủ sợ hãi. Trong những năm qua, hầu hết các ngành nghề đã mất giá trị, và các hiệp đoàn chuyên nghiệp bắt đầu phong trào phản đối, từ tổ chức này đến phong trào khác. Và đây không phải là giới hạn, tôi nghĩ rằng  sẽ đến lượt giới bác sĩ và dược sĩ. Theo tôi, đang diễn ra sự  hợp nhất  các cuộc đấu tranh, nhưng chính quyền bằng mọi thứ trong khả năng của họ sẽ ngăn chặn điều này. Điều này sẽ xảy ra khi nông dân biểu tình trên đường phố cùng lúc với công chức, với các công đoàn CGT  và hiệp đoàn của các thương nhân nhỏ và tài xế taxi với Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF). Nói tóm lại, liên minh của chủ nghĩa pujadism và đấu tranh giai cấp",- Rodolphe Dumouch, giáo viên khoa học tự nhiên, một thành viên của phong trào Bút đỏ phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Sputnik France.

“Cơn sóng thần Áo Vàng” ở Pháp dưới con mắt chính trị gia người Pháp gốc Việt
Đồng thời, theo thông cáo báo chí  của  "Bút đỏ" ngày 14 tháng 1, điều này vẫn còn rất xa. Mặc dù họ khẳng định rằng, họ lo ngại về những vấn đề khiến hàng ngàn người dân đoàn kết trong phong trào "Áo ghi lê vàng", tuy nhiên  những người áo vàng  nói rõ rằng "Bút đỏ"là những người không liên quan đến họ và yêu cầu của họ. "Áo ghi lê vàng" là một phong trào dân sự, còn chúng tôi là phong trào chuyên nghiệp".

Anthony*, giáo viên toán đến từ vùng ngoại ô Paris đã phát biểu một cách khá bi quan về sự thống nhất, nhấn mạnh rằng ông không bao giờ tin vào ý tưởng này và không  xem "Đèn hiệu xanh",   "Bút đỏ" là nghiêm túc. Ông tin tưởng nhiều hơn vào sự thành công của phong trào  "Áo ghi lê vàng".

Albert-Jean Mougin, cựu phó chủ tịch  công đoàn Liên minh quốc gia  của các trường Lyceums và College (Syndicat national des lycées et collèges (SNALC), cho rằng cuộc đấu tranh còn lâu mới chiến thắng:

"Một số đại diện của phong trào  "Áo ghi lê vàng" đang tìm cách  thiết lập một tổ chức chính trị trên cơ sở tổ chức của ông. Nhưng hóa ra một cái gì đó giống như làng Asterix và Obelix của Gallic [ một mình chiến đấu chống lại các lực lượng vượt trội của Rome]. Không thể đồng thuận. Có lẽ sẽ xuất hiện một hình thức mới về sự phản kháng liên tục của đám đông. Nhưng điều này không thể kéo dài. Điều chính là trở lại, có lẽ là kết quả của một cuộc tranh luận quốc gia rộng lớn, cho một nền dân chủ  đang hoạt động và  giới đại diện. Nhưng đối với điều này, người Pháp cần một lần nữa trở nên tin tưởng vào những những người lãnh đạo họ. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng hoàn toàn của Pháp. Các quốc gia khác cũng đang  phải đối mặt với vấn đề tương tự, ví dụ như Đức, Anh, v.v.".

Ông Erdogan: Phong trào 'áo ghi lê vàng' cho thấy nền dân chủ của châu Âu đã thất bại
Đa số người biểu tình phản đối trong vài tuần tại Pháp  có thái độ ngờ vực đối với giới chính trị gia. Đồng thời, theo Jean-Paul Brighelli, giáo viên, nhà văn và chuyên gia giáo dục trường học: thành phần của các phong trào xã hội này không đồng nhất về mặt chính trị: mỗi bên có quá nhiều thành kiến. Nên đặt các con bài lên bàn và suy nghĩ: yêu cầu chung cho tất cả mọi người là gì? Theo chuyên gia, sự chia rẽ này phân hóa hơn nữa:

"Chính phủ  đạt được sự chia rẽ những người biểu tình,  trong khi tỏ rõ rằng vẫn  hiện diện cánh tả và cánh hữu, trong khi sự khác biệt thực sự là theo chiều dọc giữa tầng lớp tài phiệt, những người tin rằng mọi thứ đều được cho phép với họ và là nền tảng tan vỡ  xã hội.

Pierre Chantelot, Tổng thư ký quốc gia của SNESUP-FSU, có phần lạc quan hơn về sự kết hợp có thể có của những người biểu tình:

"Áo ghi lê vàng", "Đèn hiệu xanh",  "Bút đỏ"  … Tất cả  giống như cầu vồng. Nhưng đừng đánh giá thấp sự phẫn nộ của người Pháp. Cuối cùng, các phong trào này sẽ hợp nhất, và đã có những dấu hiệu đáng khích lệ. Ở địa điểm  "áo vàng" đang biểu tình, những người về hưu  nắm lấy hỏa bài, thay thế giới công nhân; người dân liên lạc, trao đổi ý kiến với nhau. "Áo ghi lê vàng" giành chiến thắng  ở những nơi Nuit debout (hàng loạt các cuộc biểu tình chống lại cải cách lao động của Hollande) chịu thất bại. Yếu tố con người là quyết định, và đây là một điều tích cực.

 

* Tên đã thay đổi.

Thảo luận