Công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam vẫn tiếp diễn

TTXVN cho hay, sáng 21/1, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 15 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019.
Sputnik

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai

Báo Thanh Niên đưa tin về sự kiện cho biết, khi phát biểu kết luận, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, nhất là năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả toàn diện.

Nhất thể hóa – có phải là con dao hai lưỡi?

Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng có bước tiến mới quan trọng; từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng".

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc về tham nhũng, kinh tế đồng bộ, hiệu quả, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định của Đảng, Nhà nước; có sức cảnh báo, răn đe mạnh mẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".

Kỷ luật hơn 60 cán bộ diện T.Ư quản lý

Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, trong năm 2018, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái; Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thi hành kỷ luật 38 cán bộ, đảng viên diện T.Ư quản lý. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 60 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý.

Ông Dương Trung Quốc nói về nạn tham nhũng và sai lầm vụ Đinh La Thăng
Trong năm 2018, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108.000 tỉ đồng, hơn 1.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 2.080 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 101 vụ, 151 đối tượng.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 319.000 tỉ đồng, hơn 7.200 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 5.932 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 311 vụ, 481 đối tượng.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ/498 bị cáo. Riêng năm 2018, đã kết thúc điều tra 23 vụ/222 bị can (tăng 43,75% số vụ so với năm 2017); đã truy tố 20 vụ/251 bị can (tăng 66,7% số vụ so với năm 2017); đã xét xử sơ thẩm 23 vụ/304 bị cáo (gấp gần 5 lần số vụ so với năm 2017).

Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng cho biết, thời gian qua đã khắc phục được một bước những khâu yếu, có nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác thanh tra có bước tiến mạnh; việc cho hưởng án treo; khâu giám định, định giá tài sản được đẩy mạnh, tăng cường; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng được nâng lên.

Năm 2018 đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thu hồi trên 33.000 tỉ đồng; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt trên 30%. Tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" bước đầu được khắc phục; nhiều địa phương, bộ ngành đã tích cực phát hiện, xử lý tệ "tham nhũng vặt".

Năm 2019: Truy tố 22 vụ án, kết thúc xử lý 43 vụ việc

"Lấy kỷ luật Đảng thay xử lý hình sự là tổn thương uy tín Đảng"
Tuy nhiên, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ, việc xây dựng hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; việc kết luận thanh tra một số dự án trọng điểm; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án, xác minh một số vụ việc còn chậm so với yêu cầu của Ban Chỉ đạo.

Bên cạnh đó, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở còn hạn chế; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực ("tham nhũng vặt") vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp; công tác giám định, định giá tài sản vẫn còn chậm, chất lượng còn hạn chế; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng qua công tác thi hành án còn thấp…

Từ đó, Tổng bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng mà phải kiên trì tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, đẩy mạnh hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thiện thể chế, phấn đấu hết nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành một bước về xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng".

Thủ tướng: Niềm tin của nhân dân vào Đảng chưa bao giờ lớn như lúc này
Bên cạnh đó, chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những lĩnh vực còn chậm, còn khó khăn, vướng mắc.

"Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được khởi tố, điều tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc mới. Trong năm 2019, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, truy tố 22 vụ án, xét xử sơ thẩm 27 vụ án, xét xử phúc thẩm 10 vụ án và kết thúc xử lý đối với 43 vụ việc theo kế hoạch", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.

Ngoài ra, Tổng bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu tập trung chỉ đạo khắc phục các khâu, lĩnh vực còn yếu, nhất là chỉ đạo khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản; thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; đẩy mạnh hơn nữa phòng chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng "tham nhũng vặt".

Cũng tại phiên họp này đã quyết định bổ sung 2 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 8 vụ án, 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên báo Pháp luật Plus khẳng định: Dân nhìn vào cán bộ và nếu cán bộ không xứng đáng thì họ sẽ mất niềm tin, cho dù đường lối, chính sách có đúng đắn, chế độ có ưu việt đi chăng nữa.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng ​

Tổng Bí thư cho rằng:

"Những ông quan trục lợi, ưu ái người thân thì nói chẳng ai nghe".    

Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam cách đây không lâu, như một thông điệp đầu xuân gửi nhân dân cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá những kết quả khả quan của đất nước trong năm 2018 và nhấn mạnh điều rất có ý nghĩa là "một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan tỏa trong xã hội, trong nhân dân" — đó là nguồn động lực to lớn để chúng ta hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2019 và các năm tiếp theo.

Tạo nên niềm tin đó chính là do cuộc chiến chống tham nhũng mang lại cùng với các chủ trương, chính sách hợp lòng dân, xây dựng đội ngũ cán bộ. Dân nhìn vào cán bộ và nếu cán bộ không xứng đáng thì họ sẽ mất niềm tin, cho dù đường lối, chính sách có đúng đắn, chế độ có ưu việt đi chăng nữa. Tổng Bí thư cho rằng: "Những ông quan trục lợi, ưu ái người thân thì nói chẳng ai nghe".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển
Trong một hội nghị tổng kết về công tác giám sát mới đây, Bí thư TP HCM cho rằng trong đội ngũ cán bộ có việc làm chưa tốt vẫn coi là tốt, sai phạm chưa bị phát hiện và vẫn "qua đò". Tình trạng này khá phổ biến và đã tồn tại nhiều năm, tổng kết đánh giá chủ yếu là tự khen, thổi phồng thành tích và có bị chê một tý thì nổi khùng lên ngay. Hội nghị nào cũng đầy rẫy những "kiên quyết", "quyết tâm", "đẩy mạnh", "phát huy",… nhưng chỉ gào lên mà không nhúc nhích, Tổng Bí thư gọi đó là những người "nói một đằng, làm một nẻo". Ngay như việc tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy trong năm qua làm quyết liệt đến thế mà cuối năm tổng kết lại "nó" vẫn tiếp tục phình ra (trừ 2 bộ Công an và Quốc phòng). Tức là có hiện tượng "nói chẳng ai nghe" nhưng diễn ra ở chiều ngược lại.

Phát biểu tại Hội nghị của ngành Nội vụ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu: Chấm dứt chạy chọt, tiêu cực trong tuyển dụng công chức. Có nghĩa là tình trạng "chạy chọt" trong công tác tổ chức cán bộ của chúng ta vẫn đang tiếp diễn và cần có các biện pháp mạnh tay để loại bỏ tình trạng này. "Đầu vào" của bộ máy nhà nước đã không trong sáng thì tất nhiên trong quá trình vận hành sẽ đẻ ra sự nâng đỡ không trong sáng và nhiều động cơ không trong sáng khác, trong đó có cả hành vi nịnh thủ trưởng.

Tổng Bí thư nói về vụ ông Chu Hảo: "Kỷ luật một vài người để cứu muôn người"
Gần đây, có một trường hợp "trên bảo, dưới không nghe", "trên nóng, dưới lạnh" rất cụ thể xảy ra ở TP Đà Nẵng. Giám đốc Công an chủ trương thành lập đội phản ứng nhanh 113, yêu cầu các đơn vị trong ngành phối hợp nhằm bảo vệ an ninh trật tự xã hội nhưng một Trưởng công an phường tỏ vẻ bất hợp tác và sau mấy ngày đình chỉ thì ông Trưởng này bị cách chức và chuyển lên quận chờ phân công việc mới.

Đó là một dẫn chứng thuyết phục trong cách giải quyết, xử lý các trường hợp cán bộ "nói chẳng ai nghe" và "không nghe ai nói". Hẳn là sau trường hợp bị cách chức này, sẽ không có chuyện bất hợp tác, không phối hợp nữa!

Thảo luận