“Bầy sói dữ bao vây” hay Mỹ muốn biến Huawei thành thứ mặc cả với Trung Quốc?

Trước ngưỡng chuyến đi của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến Pháp vào ngày 23 tháng 1, báo Les Echos đưa tin rằng trong nghị viện đang thảo luận sửa đổi luật, nhằm chống lại Huawei.
Sputnik

Động thái này không góp phần tạo  bầu không khí xây dựng để tiến hành cuộc gặp lần thứ 18 của các điều phối viên quốc gia của đối thoại chiến lược Pháp-Trung. Hơn thế nữa, đây là tín hiệu cho thấy Paris gia nhập chiến dịch do Washington triển khai nhằm phá  uy tín của Huawei.

Quốc hội Pháp dự định cho phép các sĩ quan an ninh và quốc phòng kiểm tra thiết bị đã được các nhà khai thác viễn thông cài đặt. Việc sửa đổi luật để hợp pháp hóa hoạt động này có thể ngăn cấm Huawei truy cập mạng di động 5G vì lý do an ninh quốc gia, — Les Echos nhận xét.

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngừng thảo luận dự luật về Huawei và ZTE

Đến lượt mình, báo Canada Globe and Mail  đăng tải ý kiến ​​của Richard Fadden, vào những năm 2009-2013 từng đứng đầu cơ quan tình báo của đất nước "quốc kỳ lá phong".  Ông này hô hào cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng 5G ở  Canada, bởi độ rủi ro về bảo mật là quá lớn. Bài viết nhắc rằng đại sứ Trung Quốc tuần trước đã đe dọa Canada về hậu quả tiềm ẩn nếu Ottawa chặn Huawei. Đáng nói thêm là Chính phủ đã bỏ qua cảnh báo này.

"Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng tất cả lực lượng và ảnh hưởng của mình với các đồng minh để tạo ra sức ép lớn thống nhất nhắm vào Trung Quốc, đẩy bật họ ra khỏi thị trường phương Tây, cắt đứt việc mua các công nghệ phương Tây để đưa sang Trung Quốc:, — chuyên viên Alexandr Lomanov từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Ông Lomanov tán đồng với so sánh  cuộc tấn công của Hoa Kỳ và các đồng minh vào Huawei như là chiến thuật bao vây của bầy sói. Hình ảnh này do tờ nhật báo Trung Quốc "China Daily" đưa ra hôm thứ Ba. "Khi tuyết rơi và gió lạnh thổi, những con sói đơn độc chết cóng nhưng bầy đàn thì sống sót, — báo này nhận xét. — Không cần nghi ngờ gì, điều này phản ánh chiến lược của phía Mỹ đối với Trung Quốc".

Trump có thể cấm các công ty Mỹ mua thiết bị của Huawei và ZTE từ tháng 1

Chuyên gia Alexandr Lomanov lưu ý:

"Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo, nếu bị bầy sói xám đông đúc bao vây? Bám trụ  một mình đến cùng, hoặc hiểu ra rằng Bắc Kinh cũng cần đến đồng minh, bởi Chiến tranh Lạnh đã bắt đầu. Phản ứng lại tình huống mới như thế nào? Nói một cách tương đối, phải chăng cũng bắt đầu tập hợp một dàn chó săn tốt để chống lại bầy sói dữ?  Đây là câu hỏi rất thú vị, bởi chí ít là đang xuất hiện một mặt trận rất rộng của các nước phương Tây cùng nhau chống Trung Quốc. Nhân tiện cần nói thêm, tình huống này không phải cái gì chưa từng có  với các nước phương Tây, mà chỉ riêng trong thế kỷ 20 đã hiện hữu không chỉ một lần".

Các nhà quan sát ghi nhận cả một điều khác — sự thừa nhận của "China Daily" rằng tình trạng nóng lên vụ xì-căng-đan quốc tế xung quanh Huawei có thể lý giải cố gắng của Hoa Kỳ tận dụng hỗ trợ của các đồng minh làm suy yếu vị thế của Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại với phía Mỹ và buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ. Trước thềm vòng đàm phán thương mại đầu tiên tại Bắc Kinh vào ngày 7-9 tháng 1, cả hai bên đều gạt bỏ phiên bản này trong tuyên bố của họ.

Chuyên gia Trung Quốc Li Kai từ ĐHTH Tài chính Sơn Tây bày tỏ ý kiến ​​sau đây trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

Chuyên gia nói về việc giám đốc tài chính Huawei bị bắt giữ: «Canada đánh mất chủ quyền»

"Chiến dịch trừng phạt chống lại Huawei chắc chắn là lập trường lâu dài của Hoa Kỳ, nhưng không nhất thiết gắn với cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Thậm chí nếu như trong thương lượng có đề cập đến vấn đề Huawei, cả hai bên sẽ không thể đạt  thỏa hiệp nhân nhượng. Một vài chuyển biến nhất định có thể đạt được trong vụ việc với Mạnh Văn Châu, nhưng cuộc hành binh trừng phạt của Hoa Kỳ chống lại việc sử dụng thiết bị của Huawei trong  dự án 5G sẽ không dừng lại vì vấn đề này động chạm đến lợi ích lâu dài của Mỹ".

Bây giờ, có vẻ là vấn đề  đang trở nên thời sự bức thiết, và đây là lý do tại sao. Theo thông tin của ông David McNaughton Đại sứ Canada tại Washington, Hoa Kỳ dự định nêu yêu cầu dẫn độ Giám đốc tài chính của Huawei Mạnh Văn Châu. Tuy nhiên nhà ngoại giao đã nói rõ, khi nào sẽ nêu yêu cầu. Canada cần nhận được tài liệu này trước ngày 30 tháng 1. Đó là ngày bắt đầu vòng đàm phán thương mại thứ hai tại Washington với sự tham gia của ông Lưu Hạc, Phó Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Tính đến thực tiễn đàm phán của ban lãnh đạo Hoa Kỳ đương nhiệm với Trung Quốc, có thể giả thiết rằng Washington sẽ cố giữ tình hình trong sự căng thẳng.  Họ có thể gửi yêu cầu dẫn độ ngay trước khi bắt đầu cuộc tham vấn, để gây áp lực tâm lý cho phái đoàn từ Bắc Kinh. Hơn thế nữa, sau đó, Canada sẽ có 30 ngày để giải quyết vấn đề dẫn độ. Mà Ottawa cũng có thể tận dụng tối đa thời gian này để thao túng tình hình trong khi đồng minh chính trị và đối tác kinh tế chính của Canada đàm phán với Trung Quốc về việc giảm leo thang chiến tranh thương mại.

Thảo luận