Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị công khai kết luận trách nhiệm vụ Thủ Thiêm

Theo Bí thư TP HCM, trong vụ Thủ Thiêm, cơ quan quản lý có sai sót và TP HCM mong Thanh tra Chính phủ tiếp tục công bố, VnExpress cho biết.
Sputnik

Sáng 22/1, phát biểu tại hội nghị của ngành Nội chính Đảng, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đề cập đến vụ Thủ Thiêm.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu: "Tôi thấy rất thảnh thơi"

Theo ông, vừa qua Thanh tra Chính phủ đã kết luận bước đầu cho thấy các cơ quan quản lý có những sai sót, "bài học lớn đặt ra khi giải quyết là nếu có sai sót thì phải nhận và có giải pháp phù hợp". Do vậy, Bí thư TP HCM kiến nghị Chính phủ sớm công bố nội dung kết luận còn lại liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.

"TP HCM rất mong đợi sự công khai kết luận này vì vừa qua Thanh tra Chính phủ mới chỉ công bố những vấn đề liên quan đến dân, còn phần trách nhiệm chung thì chưa công bố", ông nói. 

Bí thư TP HCM thông tin thêm, thành phố có nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp nên phải thành lập tổ công tác giải quyết do Chủ tịch UBND làm tổ trưởng; thực tế giải quyết cho thấy có phần lỗi của các cơ quan quản lý. "Chúng ta có những cái sai, yếu kém nhưng không nhận, hoặc nhận không đầy đủ, dẫn đến bà con không chịu. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp lợi dụng việc này để kích động", ông Nhân nêu.

Sau ông Tất Thành Cang rồi sẽ đến ai?
Điển hình như vụ chợ An Đông, theo Bí thư Nhân, Ban quản lý chợ chưa quan tâm đến quyền lợi của bà con tiểu thương. Vì vậy, khi thành phố xử lý thì việc đầu tiên phải làm là thay Ban quản lý chợ, rồi mới triển khai các công trình đã làm chậm trước đó để đảm bảo quyền được kinh doanh — lợi ích cốt lõi của tiểu thương.

Về công tác phòng, chống tham nhũng ở TP HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, bên cạnh những giải pháp chung, thành phố còn quy định các cấp ủy, chính quyền phải tiếp thu ý kiến của nhân dân phản ánh. Khi có tin báo, cấp ủy phải chỉ đạo chính quyền xử lý, báo cáo cấp ủy trong thời gian nhất định.

Với cách làm này, trong năm 2018, hệ thống Đảng, chính quyền, mặt trận các cấp thành phố đã tiếp nhận trên 3.700 tin báo về nguy cơ sai phạm trong cán bộ, công chức, trong đó hơn 3.000 tin đã được xử lý. Gần 100 đảng viên bị kỷ luật từ khiển trách đến khai trừ; hơn 140 cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi việc.

Dân 4,3 ha ngoài ranh Thủ Thiêm nói về chính sách đền bù của TP.HCM
Nhấn mạnh vấn đề thu hồi tài sản trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Phó Viện trưởng Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến cho rằng, nếu thu hồi tài sản tham nhũng theo quy trình thông thường thì sẽ kéo dài; trong khi những vụ tham nhũng lớn cần làm nhanh để tránh thất thoát, tẩu tán tài sản ra nước ngoài.

"Tôi cho rằng Quốc hội hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cần có nghị quyết quy định cơ chế miễn hình phạt hình sự hoặc giảm án nếu các đối tượng tự nguyện giao nộp toàn bộ tài sản tham nhũng", ông Tiến đề xuất.

Trước đó, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, trong năm qua, Ngành Nội chính Đảng đã làm tốt nhiệm vụ tham mưu, đề xuất các chủ trương, định hướng lớn trong lĩnh vực được giao. Qua đó cơ chế phòng ngừa để "không thể tham nhũng" từng bước hình thành. Ngành cũng chỉ đạo phát hiện, xử lý nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm minh, đúng pháp luật, giúp hiện thực hoá và khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1996. Đây là trung tâm tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp… được mở rộng của TP HCM. Khu đô thị này được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á, nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 và chỉ cách 300 m đường chim bay.

Ai khiến Thủ Thiêm ra nông nỗi này?
Hiện, dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Tuy nhiên, hàng trăm hộ dân khiếu kiện suốt hàng chục năm qua, cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng vẫn bị giải tỏa; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sai quy định.

Sau 4 tháng vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, tối 7/9 Thanh tra Chính phủ công bố kết luận TP HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ có nhiều sai phạm trong quá trình quy hoạch dự án, phá vỡ quy hoạch Thủ tướng phê duyệt; thể hiện sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất. UBND TP HCM được yêu cầu làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân.

Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong — Tổ trưởng giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, đã có 3 lần gặp gỡ người dân để trao đổi về các chính sách bổ sung mà thành phố dự kiến áp dụng.

Thảo luận