Chuyên gia lý giải vì sao Việt Nam nên xây sân vận động hiện đại và tầm cỡ thế giới

Đội tuyển Việt Nam vừa có chiến thắng lịch sử, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019. Việt Nam chúng ta cũng đang hướng tới đăng cai không chỉ SEA Game, AFF Cup, mà cả những giải đấu lớn như Asian Cup..., nên việc xây sân vận động lớn, hiện đại là việc sớm muộn cũng cần làm, VnEconomy dẫn ý kiến chuyên gia.
Sputnik

"Nên làm và làm được. Tại sao Việt Nam lại không thể có nổi một sân vận động hiện đại tầm cỡ thế giới?", ông Nguyễn Đức Hưởng — nguyên Chủ tịch LienVietPostBank và hiện là cố vấn cao cấp của ngân hàng này — ủng hộ đề xuất mới đây của Tập đoàn FLC về ý tưởng quy hoạch và đầu tư một khu phức hợp sân vận động, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí có quy mô giai đoạn 1 ước tính lên tới 25.000 tỷ đồng, nằm tại khu vực ngoại thành Hà Nội.    

Trước hết, xin được hỏi sức khỏe của ông đã ổn định trở lại chưa, sau một năm rời LienVietPostBank để ra nước ngoài điều trị?

Xin làm sân vận động lớn và hiện đại nhất thế giới 25.000 tỷ: FLC tính toán gì?

Cảm ơn bạn. Và xin qua quý báo, cho tôi được gửi lời cảm ơn đến các bạn phóng viên và anh em bạn bè gần xa một năm qua đã quan tâm giúp đỡ tôi chữa trị bệnh.

Đến nay tôi đã cơ bản bình phục, may mắn trời thương. Một năm qua giúp tôi thấu hiểu sức khoẻ quý hơn vàng, tất cả là tạm thời, chỉ có tình người là vĩnh cửu.

Khi đã bình phục, ông có ý định trở lại lĩnh vực ngân hàng không?

Đó cũng là câu hỏi và sự quan tâm của nhiều người khi sức khoẻ của tôi đã bình phục. Nói thật là đến giờ này tôi chưa có ý định trở lại điều hành ngân hàng, vì ưu tiên sức khỏe, gia đình.

Trong thâm tâm tôi thì luôn luôn có đứa con đẻ LienVietPostBank của các cổ đông sáng lập chúng tôi. Tôi có thể chỉ quay lại đây, nếu thời điểm nào đó ngân hàng thực sự quá khó khăn, cần đến kinh nghiệm của tôi.

Ông Nguyễn Đức Hưởng

Một năm tôi và anh Dương Công Minh (nguyên Chủ tịch LienVietPostBank, hiện là Chủ tịch Sacombank — PV) rời xa LienVietPostBank đúng là cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là khó khăn tạm thời, cốt lõi ngân hàng vẫn đang tốt.

Việt Nam sẽ xây sân vận động lớn và hiện đại nhất thế giới ở Hà Nội?
Tôi tin Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành LienVietPostBank sẽ vượt qua, khẳng định thương hiệu đã có, để tôi và anh Minh không phải nghĩ đến chuyện quay trở lại điều hành.

Đồng thời, tôi cũng thực hiện phương châm đã đặt ra: biết đủ — biết dừng.

Sớm muộn cũng cần làm

Còn hiện tại, vì sao ông ủng hộ đề xuất được đầu tư xây khu phức hợp sân vận động, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí có quy mô lớn tại ngoại thành Hà Nội, trong đó điểm nhấn là một sân vận động 100.000 chỗ ngồi, được thiết kế có mái che để đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu quốc tế lớn, mà Tập đoàn FLC đã gửi lên Hà Nội vừa qua?

Tôi đánh giá đó là một ý tưởng táo bạo, nhưng cũng rất thực tế, có thể góp phần nâng tầm Việt Nam trên nhiều lĩnh vực thể thao, văn hóa, xã hội, du lịch và kinh tế. Tại sao không?

Về kinh tế, chúng ta thừa sức xây dựng được sân vận động tầm cỡ đó. Có lẽ nhiều người sẽ giật mình khi biết sân vận động có sức chứa lớn nhất thế giới lại không phải ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, mà chính là sân vận động có khoảng 150.000 chỗ ngồi, nằm tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.

Sân vận động "Luzhniki"

Tiếp đó, Malaysia, Indonesia cùng nhiều nước lớn lần lượt hiện diện trong top 10 sân vận động lớn nhất thế giới.

Đội tuyển Việt Nam vừa có chiến thắng lịch sử, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019. Việt Nam chúng ta cũng đang hướng tới đăng cai không chỉ SEA Game, AFF Cup, mà cả những giải đấu lớn như Asian Cup…, nên việc xây sân vận động lớn, hiện đại là việc sớm muộn cũng cần làm.

FIFA công nhận sân vận động "Luzhniki" ở Moskva tốt nhất thế giới
Vấn đề chỉ là làm thế nào cho hiệu quả mà thôi.

Yếu tố hiệu quả kinh tế — xã hội đầu tiên cần tính đến là không chi tiền đầu tư từ ngân sách, và nhà nước cũng không cần thiết phải quản lý trực tiếp sân vận động sau khi đã hoàn thành, bởi điều này có thể khiến nhà nước tốn kém ngân sách dài dài và sân vận động cũng có thể nhanh xuống cấp…

Ông có thấy dự án này quá khó như cách đây gần chục năm, khi ông từng đặt vấn đề làm casino trong nước mở cửa cho người Việt?

Trước trận Việt Nam gặp đội mạnh Jordan ở vòng 2 Asian Cup vừa qua, dù người hâm mộ đội tuyển chúng ta cuồng nhiệt đến mấy, thì nói thật cũng mấy ai dám hình dung Việt Nam lại lấn lướt và thắng trận oanh liệt như vậy.

Dự án của FLC cũng vậy. Chắc chắn nhiều người sẽ lại đặt dấu hỏi, nghi ngờ đủ kiểu. Nhưng tôi nghĩ rằng ý tưởng dự án khu phức hợp và sân vận động hiện đại của FLC thậm chí còn không khó như vấn đề mở cửa casino trong nước cho người Việt, được đặt ra từ cách đây chục năm. Vì tư duy của các cấp lãnh đạo đã ngày càng coi trọng thực tế và hiệu quả, tất cả vì lợi ích chung của đất nước!

Và tôi nghĩ đó cũng là niềm mong muốn chung của người dân, đặc biệt tại một đất nước có niềm đam mê bóng đá mãnh liệt như Việt Nam mình. Ai cũng mong muốn được mãn nhãn và tự hào khi bước vào một sân vận động có mái che hiện đại bậc nhất thế giới, để thưởng thức các trận đấu.

Mà điều này cũng giúp nhiều người hâm mộ bớt đi cảnh đội mưa rét xếp hàng suốt đêm để mong chen chân tìm được một chỗ ngồi trong sân vận động chật chội, như đã xảy ra nhiều lần thời gian qua.

Quy mô lớn mới hiệu quả

Nói thẳng: 'Khi dân thì gian, cán bộ thì dối trên lừa dưới', bao giờ Việt Nam thoát nghèo?
Nhưng với quy mô đầu tư được ước tính lên tới khoảng 25.000 tỷ đồng, nguồn vốn theo ông phải làm sao để đảm bảo?

Điều quan trọng nhất cần đảm bảo là không chi tiền ngân sách cho một đơn vị nhà nước xây dựng và quản lý, khai thác, để tránh hiệu quả thấp và lãng phí như đã từng xảy ra với nhiều dự án lớn.

Mà nên xã hội hóa, giao cho tư nhân tự bỏ vốn xây dựng và khai thác theo cơ chế đầu tư tự chịu trách nhiệm, thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Nếu đặt mình vào vị trí chủ đầu tư, ông đánh giá thế nào về triển vọng hiệu quả của dự án?

Nếu chỉ xây sân vận động đơn thuần như sân Mỹ Đình thì dù quy mô nhỏ hay lớn thì xây xong cũng chỉ trông đợi hoàn vốn từ tiền bán vé vào sân và cho thuê sự kiện, và sẽ không biết đến bao giờ mới có thể hoàn được lượng vốn đầu tư khổng lồ bỏ ra.

Nhưng nếu phát triển công trình theo hướng phức hợp, bao gồm thể thao — văn hóa — du lịch — tài chính — bất động sản để tạo điểm nhấn, thì hiệu quả đầu tư về lâu dài sẽ lại rất khác.

Nếu tôi là chủ đầu tư, thì điều đầu tiên cần nghĩ đến là quy mô diện tích dự án phải đủ lớn.

Vì hạt nhân dự án là sân vận động lớn hiện đại bậc nhất thế giới, thực chất cũng chỉ như một món quà doanh nghiệp tặng cho xã hội, vì đầu tư xây sân vận động cần vốn lớn mà thu hồi vốn từ sân thì rất chậm. Vì vậy, bắt buộc phải phát triển các khu phụ trợ xung quanh để lấy ngắn nuôi dài, đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát huy hiệu quả xã hội lâu dài.

Việt Nam chọn cách tiếp khách: “Càng nghèo càng hoang”?
Điều quan trọng là, nếu đề xuất về dự án khu phức hợp ở ngoại thành Hà Nội của FLC được chấp thuận, chắc chắn sẽ là động lực hình thành xung quanh đó một đô thị hiện đại, thân thiện, lịch sự, làm vai trò vệ tinh bên cạnh nội thành Hà Nội, góp phần chia lửa, kéo giãn dân, tránh ách tắc và hạn chế về hạ tầng hiện nay ở khu vực trung tâm Hà Nội, với những hệ quả xã hội phức tạp khác.

Bên cạnh đó, nếu tôi là chủ đầu tư, tôi sẽ đề xuất xây thêm một sân vận động nữa ở Tp.HCM hoặc vùng lân cận Tp.HCM, cũng tầm cỡ như vậy, và tôi sẽ kêu gọi vốn để liên danh xây dựng.

Tôi là người đánh giá cao kết quả đạt được của FLC trong nhiều lĩnh vực. Họ đã tạo nên một thương hiệu mạnh. FLC đã để lại nhiều dấu ấn đáng tôn trọng thông qua các dự án đã được triển khai quyết liệt và hiệu quả chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, thậm chí nhanh đến nỗi làm cho nhiều người chưa kịp hiểu sinh nghi ngờ và hiểu lầm.

Ý tưởng xây khu phức hợp của FLC, tôi đánh giá chung là khả thi. Đã đến lúc chúng ta cần có các sân vận động tầm cỡ, không chỉ cho các đội bóng Việt Nam, mà còn chào đón các đội bóng danh tiếng trên thế giới, từ những giải đấu lớn đến Việt Nam.

Thảo luận