Lý do cho quyết định này là gì và nó sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí chung của quan hệ Trung-Mỹ như thế nào? Bình luận của Sputnik về chủ đề này.
Hoạt động tích cực của các nhà lập pháp Mỹ có liên quan đến thực tế là Hội nghị tiếp theo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ được tiến hành vào tháng 5: WHO là cơ quan cao nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quốc tế quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Càng gần đến ngày Hội nghị WHO hàng năm, câu hỏi việc Đài Loan có thể tham gia vào công việc của tổ chức quốc tế này chắc chắn sẽ được nêu lên hàng đầu.
Năm ngoái, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết tương tự để hỗ trợ cho việc Đài Loan tham gia WHO, nhưng họ đã không có thời gian để đưa văn bản vào lịch trình xem xét của Thượng viện, và bây giờ tài liệu đã được đưa ra thảo luận mà không có nhiều thay đổi. Các nhà quan sát lưu ý rằng trong số những người khởi xướng nghị quyết có cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Nói chung, có tính đến sự chậm chạp đáng chú ý của Nhà Trắng đối với việc hỗ trợ Đài Loan, trạng thái như vậy không có vẻ đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, như chuyên gia Trung Quốc, Giáo sư Yang Mian từ Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Truyền thông Trung Quốc nói với Sputnik, ông tin rằng việc thông qua nghị quyết bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ bởi bối cảnh chính trị trong nước Mỹ, mà còn bởi những thay đổi trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Ý nghĩa chính trị của vấn đề được xác định bởi thực tế Quốc đảo tham gia vào các tổ chức quốc tế trong định dạng nào là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Đài Loan và Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc cực lực phản đối tư cách thành viên đầy đủ của Đài Loan trong các tổ chức bao gồm các quốc gia có chủ quyền. Ngược lại, phía Đài Loan khẳng định rằng việc loại bỏ Đài Loan khỏi quỹ đạo hợp tác quốc tế, đặc biệt là ở những lĩnh vực mà quốc đảo này có gì đó để chia sẻ, là không hiệu quả. Liệu Đài Loan có thể tham gia vào công việc của WHO với tư cách quan sát viên? Giáo sư Yang Mian nói với Sputnik rằng có thể thỏa hiệp về vấn đề này, tuy nhiên mọi thứ phụ thuộc vào hành động của chính quyền Đài Loan.
Tóm lại, Trung Quốc đại lục, về nguyên tắc không phản đối Đài Loan tham dự WHO với tư cách quan sát viên, mà chỉ trong điều kiện phái đoàn Đài Loan đồng ý với nguyên tắc " một Trung Quốc". Ở Washington, họ không thể không hiểu điều này. Do đó, bất kỳ tối hậu thư nào cũng yêu cầu giải quyết vấn đề "ở đây và bây giờ", mà không tính đến thành tựu đồng thuận giữa Bắc Kinh và Đài Loan, chẳng qua là một phương cách khác để gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc. Sự hỗ trợ tích cực của Hoa Kỳ dành cho Đài Loan về vấn đề đại diện tại WHO là một ví dụ khác về các chính sách ngày càng thắt chặt của chính quyền Donald Trump liên quan đến Trung Quốc.