Buôn người - vấn đề toàn cầu không bỏ qua Việt Nam

Gần đây, một nhóm người Việt Nam tổ chức đưa đồng bào của họ vào Đài Loan đã bị bắt. Hàng chục người Việt Nam đã đến Đài Loan bằng thị thực du lịch, nhưng mục tiêu của họ là ở lại để tìm việc làm. Những người này không được cấp giấy phép lao động, tức là họ đã vi phạm luật pháp Đài Loan. Và không chỉ Đài Loan mà thôi.
Sputnik

Trên toàn thế giới, việc tổ chức vận chuyển người và chuyển giao họ cho người khác vì mục đích lợi nhuận bị coi là buôn người. Và không quan trọng là những người bị dụ dỗ hay bị lừa đi nước ngoài sẽ làm việc tại công trường xây dựng hoặc tham gia bán dâm (trong số phụ nữ những người như vậy chiếm phần lớn), điều đó vẫn bị coi là tội phạm hình sự. Đồng thời, nạn nhân buôn người có đồng ý bị bóc lột theo kế hoạch hay không đều không quan trọng, kẻ tổ chức hoạt động này vẫn phải chịu trách nhiệm theo pháp luật.

Bắt giữ 7 người đứng sau vụ 152 du khách Việt bỏ trốn ở Đài Loan
Nạn buôn người là một vấn đề thực sự mang tính toàn cầu. Theo Liên Hợp Quốc, hàng năm có khoảng 700.000 người trở thành nạn nhân của nạn buôn người trên toàn thế giới. Những kẻ buôn hàng hóa sống hoạt động trên tất cả các châu lục, kể cả ở châu Âu, nơi thường được cho là thịnh vượng. Để cùng nhau chống lại tội ác này, năm 2000, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã ký Nghị định thư về phòng chống và trừng phạt nạn buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Những kẻ buôn người Việt Nam lợi dụng Chương trình xúc tiến du lịch mà Đài Bắc mới thông qua gần đây, tập trung vào các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á. Mục tiêu của chương trình là bù đắp cho những tổn thất mà Đài Loan phải gánh chịu do thực tế là có ít khách du lịch từ Trung Quốc đại lục đến đảo.

Tuy nhiên, sự thật về buôn bán người Việt Nam có thể được tìm thấy không chỉ ở châu Á. Vào tháng 8 năm ngoái, 160 công dân Việt Nam đã bị bắt giữ tại ngoại ô Moskva. Họ làm việc bất hợp pháp vì không có giấy phép. Tháng 9 năm ngoái, 30 người nhập cư bất hợp pháp Việt Nam đã bị bắt giữ tại Kharkov (Ukraina). Và đây là một trong những lý do tại sao chính quyền Nga và Ukraina không áp dụng chế độ nhập cảnh miễn thị thực cho công dân Việt Nam.

Đài Loan phá đường dây bán dâm trong cơ sở mát-xa của má mì gốc Việt

Nguyên nhân hiện tượng buôn bán người là điều dễ hiểu, đây là tệ nạn chung cho tất cả các quốc gia. Có những người, đặc biệt là phụ nữ, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc tốt ở quê hương, họ bị lừa gạt bởi những cam kết của những người thiếu trung thực, hứa hẹn cho họ một cuộc sống hạnh phúc ở nước ngoài. Nhưng hóa ra, theo quy luật, người nhập cư bất hợp pháp sẽ biến thành kẻ nô lệ bất lực. Những người này làm việc mà không có hợp đồng lao động, không có bất kỳ sự đảm bảo nào về quyền lợi.

Những người nhập cư bất hợp pháp này thật đáng thương, cần phải bảo vệ họ và đưa vào khuôn khổ pháp lý. Còn những kẻ tổ chức buôn bán người phải bị pháp luật trừng trị ở mức độ cao nhất. Không được để tội phạm hoành hành mà không bị trừng phạt.

Thảo luận