Lễ cúng Tất niên ngoài ý nghĩa giúp các thành viên trong gia đình đoàn tụ sum vầy, thì cúng Tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, và mời ông Công ông Táo trở về tiếp tục cai quản việc bếp núc.
Với ý nghĩa đó nên mâm cỗ cúng Tất niên được mọi người chuẩn bị rất cẩn thận.
Vậy, mâm cỗ cúng Tất niên cần chuẩn bị những gì?
— Hương và đèn: Đây là 2 vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tất niên. Trong đó, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Còn đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ).
— Mâm ngũ quả: Ngoài Hương và đèn thì mâm ngũ quả là lễ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tất niên. Mâm ngũ quả là dành cúng gia tiên vì vậy nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được.
Cần lưu ý mâm ngũ quả không nên dùng hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) để cúng gia tiên. Đồng thời không được đặt mâm ngũ quả trước chính giữa bát hương vì theo quan niệm nếu đặt mâm ngũ quả ở đây sẽ chắn mất trục khí chính, vì vậy gia chủ nên để mâm ngũ quả ở hai bên.
— Mâm cỗ cúng Tất niên: Cũng không thể thiếu trong lễ cúng Tất niên cuối năm của người Việt được. Theo đó, mâm cỗ cúng Tất niên được làm thịnh soạn hơn ngày thường.
Tùy vào quan niệm của từng gia đình để làm mâm cỗ cúng Tất niên. Tuy nhiên, cỗ cúng Tất niên hoặc là cỗ mặn hoặc cỗ chay.
Cách trình bày mâm cỗ cúng Tất niên theo truyền thống:
Dù là mâm cỗ chay hay cỗ măn thì mâm cỗ cúng Tất niên nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới.
Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Tương tự Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.