Lần gần đây nhất một tài liệu tương tự đã được công bố vào tháng 2 năm 2017: các tác giả nhắc nhở, chi phí tăng 23%, lên tới 94 tỷ USD, và điều này là do cả khung thời gian tính toán, các chương trình hiện đại hóa mới nhất, cũng như "các kế hoạch cụ thể hơn nhằm nâng cấp các hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân".
Theo văn bản báo cáo trên trang web của Văn phòng ngân sách quốc hội (CBO), "tất cả các lực lượng hạt nhân hiện có của đất nước sắp hết hạn". Trong số đó, báo cáo đề cập đến "các tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa đạn đạo, tên lửa liên lục địa trên mặt đất, máy bay ném bom tầm xa, máy bay chiến thuật tầm ngắn và các đầu đạn hạt nhân cho tất cả các hệ thống này".
"Nếu Mỹ muốn tiếp tục sử dụng các khả năng này, thì trong hai thập kỷ tới nên trang bị lại tất cả các thành phần trong kho vũ khí hạt nhân ", báo cáo viết.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia thuộc Trung tâm Báo chí chính trị quân sự Boris Rozhin nhận xét về việc Hoa Kỳ phân bổ khoản tiền lớn để nâng cấp vũ khí hạt nhân.
Xét theo lập trường của Hoa Kỳ về Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn và Hiệp ước ABM, cũng như về ý định của họ phá vỡ hiệp ước START-3, chúng ta thấy rõ rằng, Hoa Kỳ đang bước lên con đường gây ra một cuộc đua vũ trang mới. Bước đi này là do vận động hành lang của các nhân vật trong ngành quốc phòng quan tâm đến các hợp đồng của chính phủ để sản xuất và hiện đại hóa vũ khí, họ muốn gây ra cuộc đối đầu chiến lược của Hoa Kỳ với Nga và Trung Quốc. Khoản chi phí 494 tỷ USD là do chính sách này của Hoa Kỳ. Mỗi năm Mỹ tăng ngân sách quốc phòng. Tất nhiên, Nhà Trắng sẽ phân bổ chi phí này dưới cái cớ bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Mặc dù chính Hoa Kỳ đang đẩy tình hình đến sự bùng nổ cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới", — chuyên gia Boris Rozhin nói.