Sự thật buồn: GDP đầu người Việt Nam mới chỉ bằng Malaysia cách đây 20 năm

Theo Tuổi trẻ, với vai trò là cơ quan quan trọng tham mưu chiến lược, mọi chính sách sẽ được xây dựng đều vì người dân, hướng tới con người làm trung tâm để không ai bị bỏ lại phía sau.
Sputnik

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại buổi chia sẻ tầm nhìn 2019 ngày 30-1. Buổi chia sẻ có sự tham gia đông đảo của cộng đồng người khiếm thính và người tự kỷ, khuyết tật.

Nền tảng nội lực và tư duy khác biệt: CPTPP giúp hoàn chỉnh thể chế kinh tế của Việt Nam

Theo Bộ trưởng, với chủ trương phát triển đất nước thịnh vượng, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, các chính sách đều hướng tới tất cả mọi đối tượng trong xã hội, trong đó có những người yếu thế để xác lập vị thế bình đẳng, công bằng cho họ được đóng góp cho xã hội.

Ông Dũng nhấn mạnh đến ba trụ cột trong phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Trong các trụ cột đều phải lấy con người làm trung tâm xây dựng phát triển, người dân làm động lực và mục tiêu.

"Mọi chính sách của Chính phủ phải xoay quanh và mang lại hạnh phúc của người dân. Ước mơ nước Việt Nam thịnh vượng cần nắm bắt cơ hội, khơi thông mọi nguồn lực, tìm kiếm động lực và biến thách thức thành cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực" — Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhìn nhận lại 30 năm đổi mới, ông Dũng cho rằng đất nước đã từng bước xây dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, đời sống người dân được nâng cao.

Thông điệp của Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia cách mạng 4.0
Theo đó, với tốc độ tăng GDP bình quân 6,8%/năm, quy mô nền kinh tế tăng gần 39 lần với 245 tỉ USD; GDP bình quân đầu người tăng 27,4 lần với mức 2.587 USD/người.

Song so với một số nước trong khu vực, ông Dũng cho rằng quy mô này vẫn còn khiêm tốn. Đơn cử như Indonesia gấp 4,5 lần của Việt Nam, Thái Lan gấp 2, Malaysia gấp 1,4 lần; Hàn Quốc gấp 6,8 lần….

Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm, của Thái Lan cách đây 15 năm và Indonesia cách đây 10 năm.

"Đất nước ngày càng lớn mạnh nhưng so với quốc tế chưa thấm gì. Cách đây 40 năm Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đều như Việt Nam, nhưng đến nay họ đi nhanh hơn và phát triển như vũ bão. Ta vẫn ở mức độ thường thường bậc trung", ông Dũng nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh những hạn chế của nền kinh tế như hiệu quả còn thấp, sức cạnh tranh chưa cao, năng suất còn xa với các quốc gia và đặc biệt là nguy cơ tụt hậu còn hiện hữu.

Việt Nam lần đầu lọt top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới
Mặc dù năm nay tăng trưởng kinh tế đạt nhiều thuận lợi, song Bộ trưởng cho rằng giai đoạn tới Việt Nam đứng trước nhiều thách thức từ tác động của kinh tế thế giới. Đó là xung đột thương mại của các nước lớn, tiến bộ của cuộc cách mạng 4.0; độ mở của nền kinh tế…

Trong khi đó, quy mô và sức cạnh tranh nền kinh tế còn chưa cao, thu nhập bình quân đầu người, năng suất lao động còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình.

Do vậy, Bộ trưởng đề nghị cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế cao, liên tục kéo dài. Đặc biệt, cần coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực để phát triển nhanh và phát triển bền vững.

"Cơ hội và thách thức luôn song hành nên biết tận dụng thì thành công. Ví dụ cuộc cách mạng 4.0 nếu không nhạy bén và kịp thời nắm lấy, cơ hội thì khó; hay vấn đề thương mại đầu tư đang có nhiều chuyển dịch, cơ hội mở rộng thị trường, thu hút đầu tư lớn, nếu không tận dụng cơ hội thì khó" — ông Dũng nhìn nhận.

Thảo luận