Chuyên gia: tối hậu thư của các nước châu Âu là sự hỗ trợ ông Maduro một cách ngấm ngầm

MATXCƠVA (Sputnik) - Tối hậu thư mà một số nước châu Âu đưa ra cho Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là sự hỗ trợ ngấm ngầm đối với nhà lãnh đạo hiện tại, thư ký khoa học của Viện nghiên cứu Mỹ Latinh, ông Dmitry Rosenthal cho biết.
Sputnik

"Tối hậu thư mà các nước châu Âu đưa ra về việc tổ chức bầu cử tự do rất lạ lùng. Vấn đề là ở chỗ, cấu trúc phụ trách việc bầu cử ở Venezuela là Hội đồng bầu cử trung ương, và đại đa số các thành viên của Hội đồng này là ôinhững người ủng hộ ông Maduro một cách tuyệt đối. Theo nghĩa này, phe đối lập sẽ không tới tham gia cuộc bầu cử do Hội đồng bầu cử trung ương kiểm soát. Cũng tương tự như vậy đối với các cuộc bầu cử dưới sự kiểm soát của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, tối hậu thư như thế, theo tôi, là một cách hỗ trợ ngấm ngầm đối với ông Nicolas Maduro", — ông Rosenthal nói.

Ông Pushkov: Ngân hàng Anh không trả vàng cho ông Maduro là hỗ trợ đảo chính

Theo ông, không thể gọi vị thế của ông Maduro hiện nay là vô vọng, bởi vì những người ủng hộ ông đang đoàn kết thành một khối, trong khi phe đối lập bị chia rẽ.

"Trong số phe đối lập có những lực lượng chưa sẵn sàng đàm phán. Và vì phe đối lập đang bị phân tán, còn những người ủng hộ Maduro duy trì sự thống nhất, cho nên tạm thời ông Maduro vẫn còn có trong tay những đòn bẩy nhất định", — chuyên gia lưu ý.

Tại Venezuela, vào ngày 21 tháng 1, các cuộc biểu tình rầm rộ bắt đầu chống lại tổng thống đương nhiệm, Nicolas Maduro. Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido ngày 23 tháng 1 đã tuyên bố mình là nguyên thủ quốc gia lâm thời trong suốt thời gian tồn tại của chính phủ này. Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã tuyên bố công nhận ông Guaido. Nga ủng hộ Maduro với tư cách là tổng thống hợp pháp của Venezuela.

Ông Guaido kêu gọi EU áp lệnh trừng phạt mới đối với chính quyền Venezuela như Mỹ đã làm

Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố ý định công nhận Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước, nếu không có cuộc bầu cử mới nào được công bố tại Venezuela trong vòng tám ngày. Đến nay, ngoài Hoa Kỳ, Brazil, Canada, Argentina, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Georgia, Albania và một số quốc gia khác cũng công nhận ông Guayido là người đứng đầu nhà nước.

Vào ngày 28 tháng 1, Hoa Kỳ tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với công ty PDVSA của Venezuela, khóa tài sản và chặn các quyền lợi của công ty trong phạm vi quyền hạn của mình là 7 tỷ đô la, đồng thời cấm giao dịch với họ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết Washington đã cung cấp cho Juan Guaido, người đứng đầu quốc hội Venezuela đối lập, quyền truy cập vào các tài khoản của chính phủ Venezuela trong các ngân hàng Mỹ.

Thảo luận