Cuộc biểu tình xẩy ra sau khi một số quốc gia thành viên EU tuyên bố rằng Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro có tám ngày để tổ chức cuộc bầu cử mới; mặt khác, họ công nhận người đứng đầu Quốc hội Juan Guaido là tân tổng thống của đất nước. Sputnik đã thảo luận vấn đề này với thư ký của nhóm Hands Off Venezuela, ông Martin Martin, người cũng tham gia cuộc biểu tình ở London.
Sputnik: Ông nghĩ gì về tân tổng thống Venezuela tự xưng Juan Guaido?
Jorge Martin: Juan Guaido không phải tổng thống Venezuela; ông ta tự tuyên bố mình là tổng thống tại cuộc biểu tình. Như tôi đã nói trong hoạt động phản kháng ở London, tôi cũng có thể ra quảng trường và tự tuyên bố là nữ hoàng của nước Anh, nhưng điều này không khiến tôi trở thành người đứng đầu Vương quốc Anh.
Tổng thống Guaido tự xưng, người đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Brazil Zhair Bolsarharu và những người khác công nhận, không có tư cách pháp nhân trong hiến pháp Venezuela.
Sputnik: Trong cuộc phỏng vấn trên Sky News, Guaido nói rằng để khôi phục trật tự và giảm thiểu khủng hoảng nhân đạo đang kìm hãm Venezuela, đất nước của ông ta cần sự giúp đỡ từ các nước châu Âu. Ông nghĩ gì về sự can thiệp của phương Tây vào Venezuela?
Jorge Martin: Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là sự can thiệp hoàn toàn thái quá của nước ngoài — Hoa Kỳ, EU và những nước khác, những người được cho là lo ngại về khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela, vào các vấn đề nội bộ của đất nước.
Trên thực tế, chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định bắt giữ tài sản Hoa Kỳ của Tập đoàn PDVSA của Venezuela với số tiền 7 tỷ USD. Nếu những tài sản này nằm trong tay chính phủ Venezuela, thì có thể sử dụng để mua thực phẩm và thuốc men cần thiết nhằm cải thiện tình hình.
Chính phủ Anh (theo chỉ đạo của Hoa Kỳ) đang nắm giữ số vàng trị giá 1,2 tỷ USD của Venezuela do Ngân hàng Anh nắm giữ và từ chối trả lại. Không hề nghi ngờ rằng những khoản tiền này có thể được sử dụng để cải thiện tình hình ở Venezuela.
Sputnik: Sự hỗn loạn chính trị nội bộ này với sự tham gia của các quốc gia nước ngoài thực sự có ý nghĩa gì?
JorgeMartin: Trên thực tế, đây là vỏ bọc đạo đức giả cho âm mưu đảo chính và lật đổ chính phủ hiện nay của Venezuela, vì Hoa Kỳ không thích chính phủ này.
Tuy nhiên, quyết định ai sẽ là tổng thống của đất nước là đặc quyền của người dân Venezuela.
Sputnik: Ông có nghĩ rằng khi nói về tôn trọng luật pháp quốc tế và công nhận quyền lực của các nhà dân chủ, các cường quốc phương Tây đang sử dụng tiêu chuẩn kép?
Jorge Martin: Nếu hôm nay chính phủ Nga tuyên bố rằng tổng thống hợp pháp của Hoa Kỳ không phải là Donald Trump, mà là cựu ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton hoặc Thượng nghị sĩ Bernie Sanders chẳng hạn, chắc chắn sẽ có chuyện rùm beng và sự can thiệp mạnh mẽ của nước ngoài sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ tự cho mình quyền quyết định ai là tổng thống của một quốc gia có chủ quyền khác. Cái này có tên là "sự can thiệp của đế quốc", về nguyên tắc chúng tôi phản đối điều này.
Đối với các nhà lãnh đạo EU, cho Venezuela thời hạn tám ngày để tổ chức cuộc bầu cử mới là chuyện hoàn toàn thái quá.
Sputnik: Nhưng tại sao Mỹ và châu Âu lại hành xử theo cách này?
Jorge Martin:Điều này là do EU không có các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền hoặc các vấn đề nhân đạo. Ở châu Âu, các nhà tư bản lớn — các công ty và chủ ngân hàng luôn nắm quyền quyết định. Đối với họ, lợi ích, lợi nhuận và nguồn nguyên liệu và năng lượng của họ, chủ yếu nằm ở các quốc gia khác mà họ duy trì quan hệ đế quốc, là điều rất quan trọng. Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, ngoài ra, quốc gia này có trữ lượng lớn vàng, khí đốt và các tài nguyên khác. Các công ty đế quốc châu Âu cực kỳ quan tâm để có được các tài nguyên này.
Sputnik: Liệu có những lý do khác khiến các nước châu Âu sử dụng cách tiếp cận tương tự như trong khủng hoảng ở Venezuela?
Jorge Martin: Chính sách đối ngoại của EU chịu sự điều khiển của Hoa Kỳ. Khi Mỹ nói: chúng ta xâm chiếm Iraq, các nước chấu Âu đã tuân theo; khi Mỹ nói: chúng ta ném bom Libya, họ cũng nghe lệnh.
Sputnik: Có đúng không khi nói rằng trong những trường hợp như vậy, triển vọng về lợi nhuận và kinh doanh đi ngược lại các quy tắc luật pháp và dân chủ quốc tế?
Jorge Martin: Về bản chất, luật pháp quốc tế là một trò hề. Chúng tôi liên tục quan sát điều đó. Ví dụ, khi một nghị quyết nào đó được thông qua tại Liên Hợp Quốc mâu thuẫn với lợi ích của Hoa Kỳ (ví dụ, liên quan đến phong tỏa Cuba, liên quan đến cuộc xâm chiếm lãnh thổ của Israel), nó chỉ đơn giản là bị bỏ qua.
Sputnik: Nói về quyết định của Hoa Kỳ bắt giữ tài sản của công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela PDVSA, điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng ở nước này như thế nào?
Jorge Martin: Tôi nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc khủng hoảng, vì hiện tại Mỹ đang cố gắng bóp nghẹt nền kinh tế Venezuela để buộc ông Maduro phải từ chức, hoặc tổ chức cuộc bầu cử mới, can thiệp vào chính sách quân sự của Venezuela và lật đổ Maduro bằng vũ lực.
Do đó, tôi nghĩ rằng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng của cuộc khủng hoảng này, về thực chất, đây là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Venezuela.