"Đảng ta là một Đảng cầm quyền, nước ta là nước dân chủ"

Đây là những quan điểm vô cùng quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong quá trình lãnh đạo cách mạng, báo GDVN bình luận.
Sputnik

Trân trọng gửi tới quý độc giả bài viết của Đại tá Nguyễn Huy Viện nêu nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, trung thành với lợi ích của nhân dân.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay'

"Đảng ta là một Đảng cầm quyền", nên Đảng có sứ mệnh lịch sử đối với vận mệnh của Quốc gia và hạnh phúc của nhân dân.

Quốc gia hưng thịnh, văn minh hay không; nhân dân được hưởng tự do, hạnh phúc hay không là tùy thuộc vào sự lãnh đạo Đảng.

Lịch sử 89 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng, trong đó gần 74 năm nắm quyền lãnh đạo Nhà nước đã minh chứng điều đó.

Để Đảng hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình thì vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước đóng vai trò quyết định.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những vấn đề có tính nguyên lý để thực hiện hai nhiệm vụ trọng yếu đó. Trong phạm vi bài viết này, xin nêu một số vấn đề có tính thực tiễn thuộc một số nguyên lý mà Người đã chỉ ra trong quá trình lãnh đạo của Đảng:

1. Xây dựng Đảng trong sạch, trung thành với lợi ích của nhân dân

Đây là vấn đề mang tính sống còn của Đảng cũng như sự thành bại đối với sứ mệnh vẻ vang mà Đảng gánh vác. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu:

"Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

Có thứ đáng bỏ tù không kém gì quan chức biến chất, tham nhũng trên xương máu của nhân dân
Nhờ tuân thủ quan điểm tư tưởng này mà Đảng ta đã tập hợp được quần chúng nhân dân, vượt qua những khó khăn, hiểm nguy trước tình thế ngàn cân treo sợ tóc trong những ngày đầu thành lập, trong giai đoạn mới giành chính quyền và trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầy cam go.

Lúc đó, số lượng đảng viên chưa đông (năm 1945 chỉ có khoảng 5000 đảng viên) nhưng Đảng đã lãnh đạo dân tộc làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử, giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại.

Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là những người có cương vị, trọng trách trong bộ máy của Đảng và Nhà nước đã lạm dụng vị trí của mình để trục lợi hoặc sa ngã về đạo đức lối sống.

Hàng loạt cán bộ tham ô, tham nhũng kéo theo đó là hàng loạt đại án tham nhũng, lãng phí nghìn tỷ, chục nghìn tỷ đồng. Trong lúc đời sống của nhân dân đang rất khó khăn thì ở nhiều tỉnh thành, biệt thự, biệt phủ của quan chức thi nhau mọc lên.

Đối tượng này vừa làm tổn thất một khối lượng tài sản rất lớn của Quốc gia vừa làm tổn thất tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.

Từ năm 2014 đến tháng 6/2018, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức Đảng và 58.120 đảng viên vi phạm. Trong đó, hơn 2.700 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái. 

"Từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, chưa đầy 3 năm, có trên 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỉ luật. Trong đó, có tới 5 ủy viên Trung ương đương nhiệm, trên 20 tướng lĩnh Công an, Quân đội và nhiều Đại biểu Quốc hội.

Cuộc tiến công Xuân Mậu Thân 1968- Đòn quyết định đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
Đây là lời cảnh báo về năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ đảng viên; và cũng là lời cảnh báo về phương pháp, chất lượng lưạ chọn, quy hoạch nhân sự của cơ quan tổ chức cán bộ và cấp ủy các cấp.

2. Đảng lãnh đạo là nhà nước của nhân dân, vì lợi ích nhân dân

Đảng ta là một Đảng cầm quyền, nhưng theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có nghĩa nhà nước do Đảng lãnh đạo là của một bộ phận, của một nhóm người mà nhà nước đó là của dân, do dân, vì dân.

Người khẳng định:

"Nước ta là một nước dân chủ".

Và "…Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân." 

Quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cụ thể hóa vào Hiến pháp năm 1946:

"Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo." (Điều 1)

"Nhân dân có quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia…" (Điều thứ 21)

Quan điểm này vừa là chân lý vừa là nguyên lý xây dựng nhà nước thời đại văn minh.

Quốc gia nào cũng vậy, chỉ khi nào nhà nước phải thực sự do dân bầu ra và quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân thì nhà nước đó mới là nhà nước của dân, mới mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Có như vậy nhân dân mới phụng sự nhà nước đó.

Đảng vững mạnh. Đất nước phát triển. Dân tộc trường tồn
Trong lịch sử Việt Nam dưới thời lãnh đạo của Đảng, với niềm tin tuyệt đối vào Đảng, khi đất nước mới giành độc lập, ngân khố Chính phủ trống rỗng, nhân dân đã sẵn sàng mang tiền, vàng ủng hộ Chính phủ, ủng hộ kháng chiến.

Trong kháng chiến chống Mỹ, tinh thần "xe chưa qua, nhà không tiếc" không chỉ là khẩu hiệu mà là hành động thực tế của người dân nhiều tỉnh miền Trung.

Đặc biệt, trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, không quản hy sinh bao thế hệ con tiếp bước cha, cháu tiếp bước ông sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Nhưng khi bước vào thời bình, một bộ phận quan chức vì mưu lợi cho cá nhân đã lợi dụng quyền lực, lấy danh nghĩa nhà nước xâm phạm thô bạo quyền lợi, tài sản, danh dự của người dân.

Nhiều vụ cưỡng chế đất đai, nhà cửa trái pháp luật; nhiều vụ ăn chặn tiền đến bù giải phóng mặt bằng, tiền trợ cấp xã hội… đã vi phạm nghiêm trọng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Một trong những ví dụ điển hình là vụ Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, làm hàng trăm hộ dân mất nhà, mất đất oan ức, kéo dài hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Việt Nam quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2021-2026
Chính loại cán bộ này chứ không phải ai khác, đã và đang làm tổn hại uy tín của Đảng, của Nhà nước đối với nhân dân.

3. Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương sáng cho quần chúng nhân dân noi theo

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

"Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho các đồng chí đó."  Và "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". 

Hiện nay, trên thực tế một bộ phận cán bộ, đảng viên nói không đi đôi với làm, nói một đường làm một nẻo.

Hành vi như vậy, không những làm ảnh hưởng lớn tới uy tín của những cán bộ đó mà còn ảnh hưởng lớn tới niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên và của Đảng nói chung.

Vừa qua, Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII đã ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Trung Quốc đã có âm mưu chiếm đảo của Việt Nam từ lâu
Đây là Quy định rất cần thiết. Tuy nhiên, Quy định này phải kèm theo chế tài xử phạt nghiêm minh những cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu và có cơ chế để nhân dân giám sát chặt chẽ đối với công chức, viên chức Nhà nước thì mới mang lại hiệu quả.

4. Đề cao và phát huy quyền tự do dân chủ

Một trong những vấn đề xây dựng Đảng cũng như xây dựng Nhà nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhất là tự do dân chủ.

Để phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của nhân dân, chống tình trạng "độc quyền chân lý", Người chỉ rõ: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người" 

Người yêu cầu, không thể để trong bộ máy nhà nước những cán bộ "miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ."

Thực tiễn Việt Nam và của thế giới cho thấy, chỉ khi thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ thì tính sáng tạo của nhân dân mới thăng hoa và vai trò của họ mới được phát huy tối đa. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để quốc thái, dân an.

5. Phải nhìn thẳng vào sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, tiến bộ; kiên quyết chống thói xu nịnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn chỉ ra:

"Đảng ta thành tích khá nhiều, nhưng khuyết điểm cũng không ít. Chúng ta cần phải thật thà tự phê bình để sửa chữa. Phải cố sửa chữa để tiến bộ".

Người cho rằng: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng.

Việt Nam không phải "một con mèo nhỏ" mà cần là con "hổ lớn" của châu Á
Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó.

Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính". 

Quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở để đề ra nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chi bộ và nhiều cấp ủy tổ chức đảng cơ sở trong sinh hoạt đấu tranh phê bình chỉ là hình thức, thiếu thẳng thắn.

Đây chính là môi trường thuận lợi cho sự hình thành, phát triển của những việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ chủ trì.

Thay lời kết, người viết bài xin có đôi lời suy ngẫm. Tại sao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta được nhân dân rất tin tưởng và đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình, nhưng trong sự nghiệp xây dựng đất đất nước Đảng gặp rất nhiều khó? Liệu có phải vì những vấn đề dưới đây:

Trước thời kỳ Đổi mới (1975 — 1986), do mô hình Chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết không phù hợp (được Đảng đã thừa nhận trong một số văn kiện).

"Điều lo lắng nhất của người dân Việt Nam là gì?"
Từ 1986 đến nay, thực hiện đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, xã hội quan trọng.

Tuy nhiên, mặc dù đã hơn 30 năm nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, trong khi các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia… chỉ mất trên dưới 20 năm.

Phải chăng, vì đến nay mô hình nhà nước của chúng ta về cơ bản vẫn tổ chức, vận hành theo kiểu nhà nước thời kinh tế kế hoạch hóa, tập trung?

Nếu đúng vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là bộ phận đảng viên nắm cương vị lãnh đạo vừa phải nắm vững lý luận chủ nghĩa Marx — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là nắm vững và tuân thủ quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và hệ thống các quy luật của kinh tế thị trường; vừa phải nghiên cứu vận dụng tiếp thu các mô hình nhà nước pháp quyền hiện đại để cải cách thể chế, mở đường cho kinh tế đất nước phát triển.   

Có như vậy Đảng ta mới hoàn thành sứ mệnh vẻ vang với Quốc gia, dân tộc. Đó là thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.

Thảo luận