Tại sao người Singapore lại tôn vinh nhà thực dân thâm căn cố đế?

Sir Stamford Raffles đã đi vào lịch sử với tư cách là một trong những kiến trúc sư của đế chế thực dân Anh.
Sputnik

Ông đã tích cực thúc đẩy lợi ích của vương triều Anh trên các đảo Indonesia, bán đảo Malacca, Ấn Độ, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình. Năm 1819, Raffles đáp xuống đảo Singapore, sau đó ký hiệp ước với Quốc vương Johor, bảo đảm quyền lợi của người Anh đối với đảo này. Trước hết, vì hành động thành lập Singapore mà Sir Stamford Raffles trở nên nổi tiếng — mặc dù ông có nhiều công trạng khác. Ví dụ, ông đã viết cuốn "Lịch sử Java" gồm hai tập, tổ chức khôi phục tượng đài Borobudur nổi tiếng của Indonesia, lập sở thú London…

Những ngày này, Singapore đang kỷ niệm hai trăm năm ngày thành lập. Trong bối cảnh quảng cáo nhiều màu sắc và pháo hoa ngày lễ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đưa ra những tuyên bố có nội dung sâu sắc. Ví dụ, ông đã nói rất nhiều về Sir Stamford Raffles.

Singapore kỷ niệm 50 năm Ngày độc lập

Theo lời ông, người Singapore mắc nợ Stamford Raffles về tình hình chính trị và kinh tế hiện tại của mình: người Anh đã biến hòn đảo này thành trung tâm thương mại, mà ngày nay thương mại là "máu" của nền kinh tế Singapore. Ngay từ đầu Singapore là một cảng tự do và điều đó đã thu hút người di cư từ Trung Quốc và Ấn Độ, do đó mà nhà nước này đã trở nên đa dân tộc.

"Nếu không có năm 1819, chúng ta không bao giờ có thể dấn thân vào con đường nhà nước, như chúng ta biết ngày nay" — ông Lý Hiển Long nói.

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt các bài phát biểu của Thủ tướng còn có một ý nữa là kể từ khi thành phố được thành lập, Singapore luôn độc lập đối với người Mã Lai. Những người thông thạo lịch sử sẽ đồng ý là ở đây có đôi chút căng thẳng. Năm 1862 — 1942, cùng với một số vùng lãnh thổ lân cận có người Mã Lai sinh sống, Singapore là thành phần của khu Straits Settlements thuộc Anh, và là thành viên của Liên bang Mã Lai trong giai đoạn 1962-1965. Mối quan hệ mâu thuẫn ngày nay giữa Singapore và Malaysia khiến Thủ tướng nhấn mạnh ý tưởng độc lập và tự chủ của đất nước mình, trước hết là độc lập trước các nước láng giềng.

Nói về đóng góp của Sir Stamford Raffles cho sự phát triển Singapore, cần phải thừa nhận rằng, ngay từ đầu, việc áp đặt chủ nghĩa tư bản lên thành phố đã tạo động lực cho phương hướng phát triển tiến bộ. Thời đó, điều này giống như một cuộc cách mạng.

Ở thành phố Singapore có nhiều nơi mang tên Raffles. Đó là khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm, công ty nghệ thuật hoặc bệnh viện. Và không phải ngẫu nhiên mà trong ký ức của người Singapore, Sir Stamford Raffles vẫn là một nhân vật tích cực.

Thảo luận