Tướng Cương: Đồng chí Bộ trưởng không chấp nhận Giám đốc Công an nào lơ là việc tiếp dân

“Ngành Công an đã làm tốt công tác tiếp dân trong thời gian qua”. Đó là nhận định của Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, khi nói về công tác tiếp dân trong thời gian vừa qua, An ninh Thủ đô dẫn lời cho biết.
Sputnik

- PV: Sau gần 5 năm thực hiện Luật Tiếp công dân cũng như Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 15-8-2014 của Chính phủ, công tác tiếp dân đã có những chuyển biến và hiệu quả rõ rệt, Thiếu tướng nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Tướng Lê Văn Cương: Nên hạn chế cho học sinh phổ thông vào đại học ngành công an

— Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương: Có thể nói, sau gần 5 năm thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013 thì cả Trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ và đặc biệt là UBND 63 tỉnh, thành phố cùng hơn 700 UBND quận, huyện, thị xã đã có sự chuyển biến tích cực. Luật Tiếp công dân là một văn bản kịp thời, đúng lúc đặt ra nhiều vấn đề và mục đích cuối cùng của nó là làm cho cơ quan công quyền của chúng ta gắn chặt với dân. Luật Tiếp công dân với tư tưởng bao trùm là chính quyền phải giải quyết trực tiếp mọi vướng mắc, mọi vấn đề bức xúc của công dân trong cuộc sống hàng ngày. Đây chính là tư tưởng nhân văn, tích cực. Triển khai đạo luật này đã tạo ra một bước phát triển mới, thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. 

Thực thi Luật Tiếp công dân trong thời gian vừa qua rõ ràng đã có những kết quả tích cực, rõ nét, biểu hiện trên hai phương diện. Một là số vụ khiếu kiện vượt cấp giảm hẳn. Đơn cử như năm 2011, 2012 số vụ khiếu kiện vượt cấp rất nhiều thì trong năm 2017, 2018 đã giảm hẳn. Kết quả này là do người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, từ Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đến Chủ tịch UBND huyện, xã đã thực hiện Luật Tiếp công dân.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an

Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng tôi cho rằng đại đa số những vấn đề bức xúc của dân đã được chính quyền lắng nghe và giải quyết tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà khiếu kiện vượt cấp đã giảm hẳn. Thứ hai là thông qua hoạt động tiếp dân, bộ máy Nhà nước ta ngày càng được củng cố, hoàn thiện với việc thấy được sự bất cập trong quản lý kinh tế — xã hội và thấy được sự yếu kém của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền. Từ đó, chúng ta có kế hoạch, biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công quyền.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng bình luận vấn đề cấm quay phim chụp hình khi tiếp dân
- Dù vậy, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn hiện tượng thủ trưởng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu không trực tiếp tiếp dân theo quy định mà ủy quyền cho cấp phó, đồng thời việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn mang tính hình thức. Theo Thiếu tướng, vì sao còn tồn tại những hiện tượng này?

— Đúng như vậy, hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, người đứng đầu bộ máy công quyền, nhất là ở cấp tỉnh, huyện thường đùn đẩy cho cấp phó và thậm chí là Chánh văn phòng trong hoạt động tiếp dân. Rõ ràng đây là biểu hiện không thực hiện nghiêm Luật Tiếp công dân 2013 theo luật định và không làm tròn chức trách, nhiệm vụ… Sở dĩ có hiện tượng này, trước hết là do một số người đứng đầu cơ quan công quyền không tự tin, không đủ trình độ, năng lực khi đối mặt với dân. Lâu nay vẫn còn tồn tại tình trạng cán bộ, người đứng đầu sợ dân.

Sợ ở đây là sợ mất uy tín, sợ mất danh dự và sợ đối chất với nhân dân. Thứ hai là có một bộ phận nhỏ cán bộ, người đứng đầu cơ quan công quyền mà nội bộ khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến họ nên đã đẩy cho cấp phó hoặc Chánh văn phòng giải quyết. Và tiếp nữa là do cấp trên trực tiếp của những người đó quan liêu, né tránh khi thiếu kiểm tra, đôn đốc. Tôi cho rằng nếu bản thân Chủ tịch tỉnh, thành phố mà thực hiện nghiêm việc tiếp dân thì Chủ tịch UBND quận, huyện cũng sẽ phải thực hiện. Cấp trên trực tiếp của những vị cán bộ "sợ" tiếp dân mà thực hiện nghiêm Luật Tiếp công dân và kiểm tra chặt cấp dưới thì chắc chắn sẽ không còn hiện tượng lơ là hoặc đùn đẩy trách nhiệm tiếp dân. 

Cần phải thực hiện nghiêm cơ chế nếu chủ tịch UBND xã, phường lơ là, đùn đẩy trách nhiệm tiếp dân thì Chủ tịch UBND quận, huyện phải kiểm tra, đôn đốc và cần thiết thì phê bình, xử lý kỷ luật. Nếu Chủ tịch UBND cấp quận, huyện lơ là, đùn đẩy trách nhiệm thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sẽ là người kiểm tra, nhắc nhở và xử lý. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng tương tự. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người kiểm tra, nhắc nhở và xử lý kỷ luật nếu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố lơ là, thiếu trách nhiệm đối với hoạt động tiếp dân. 

Tôi không đồng tình với Thiếu tướng Lê Văn Cương
- Năm 2018, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành Công an tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh với việc đích thân đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an duy trì tiếp dân định kỳ. Thiếu tướng đánh giá thế nào về hoạt động này của người đứng đầu ngành Công an?

— Ngay từ năm 2017 và nhất là năm 2018, công tác tiếp dân của ngành Công an đã được tổ chức, thực hiện rất nghiêm túc, hơn hẳn trước. Đặc biệt, đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã duy trì việc tiếp dân. Điều này cho thấy, trong một cơ quan, đơn vị, tổ chức, khi người đứng đầu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, trách nhiệm của mình thì cả bộ máy bên dưới sẽ phải thực hiện.

Theo tôi biết, trong 2 năm vừa rồi, đặc biệt là năm 2018, khi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là người trực tiếp, định kỳ tiếp xúc với dân thì 63 Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trên cả nước cũng có thái độ rất cơ bản… Có thể khẳng định rằng năm 2018, công tác tiếp dân của ngành Công an đã có một bước tiến mang tính bước ngoặt.

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an không chấp nhận một Giám đốc công an nào lơ là về việc tiếp dân. Chính vì thế mà công tác tiếp dân của 63 Giám đốc Công an tỉnh, thành phố và hơn 700 Trưởng Công an quận, huyện, thị xã trong năm 2017, 2018 đã thực hiện nghiêm chỉnh.

Chính vì ngành Công an làm tốt công tác tiếp dân trong 2 năm vừa qua đã góp phần làm cho khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp giảm hẳn. Mặt khác, thực hiện tốt việc tiếp dân tiếp tục củng cố lòng tin của người dân đối với lực lượng công an. Thậm chí, tôi biết một số đơn vị hành chính cấp quận, huyện và có cả cấp tỉnh, khi cơ quan công quyền rất ngại tiếp dân thì Giám đốc Công an đã xuất hiện, trực tiếp đối chất với người dân. Có thể nói trong năm 2017 — 2018, vai trò của ngành Công an là rất nổi trội. Một phần là do chúng ta đã bắt đầu lắng nghe dân, gần gũi dân và trực tiếp giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân.

Quyết tâm làm sạch nội bộ đụng chạm lợi ích nhiều tướng lĩnh khi sắp xếp lại Bộ Công an
Điều này đã góp phần vào bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Nên nhớ rằng không bỗng dưng mà năm 2017, chúng ta bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Hội nghị APEC với 100 cuộc họp diễn ra tại 10 thành phố. Thông qua công tác tiếp dân, lực lượng công an đã nắm bắt thêm tâm tư, nguyện vọng của dân, phát hiện ra nhiều vấn đề về an ninh trật tự và đã chủ động xử lý. Năm 2018, chúng ta cũng tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới ASEAN ở Hà Nội, đến mức vị sáng lập ra diễn đàn này, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nói rằng 27 năm nay, chưa năm nào diễn đàn thành công như vậy.              

- Nhằm nâng cao tinh thần tôn trọng nhân dân, kịp thời lắng nghe và giải quyết những bức xúc của dân thông qua việc tiếp dân, với tư cách công dân, đồng thời là nhà nghiên cứu về chiến lược, Thiếu tướng mong muốn, đề nghị gì?

— Để công tác tiếp dân đạt hiệu quả như mong muốn, đồng thời thể hiện rõ tinh thần tôn trọng nhân dân, kịp thời lắng nghe và giải quyết những bức xúc của dân, tôi cho rằng tại các cuộc giao ban hàng tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần đưa thêm nội dung thực hiện Luật Tiếp công dân vào cuộc họp. Hàng tháng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải đánh giá công tác tiếp dân ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và có khen thưởng, biểu dương, phê bình.

Vì sao Công an TP.HCM tung ‘cú đấm thép’ 363?
Cùng với đó là 3 cơ quan của Chính phủ phải có báo cáo về công tác tiếp dân đối với tất cả các địa phương. Tại các cuộc họp giao ban, Thủ tướng Chính phủ sẽ kết luận về công tác tiếp dân tại mỗi địa phương và yêu cầu Văn phòng Chính phủ phải thông báo ý kiến của Thủ tướng tới các tỉnh, thành phố. Thanh tra Chính phủ phải giúp Thủ tướng Chính phủ sát sao, chặt chẽ hơn nữa trong việc thực hiện Luật Tiếp công dân và phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương. Thanh tra Chính phủ cũng cần phối hợp với Bộ Nội vụ đánh giá 5 năm thực hiện Luật Tiếp công dân. Và trước đó, cần thiết phải tổ chức 2 cuộc hội thảo khoa học ở Hà Nội và TP.HCM.

Đối với Quốc hội thì cần tăng cường giám sát về việc thực hiện các đạo luật ở địa phương, trong đó có Luật Tiếp công dân 2013, để mọi quy định của pháp luật đều phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ. Bởi thực tế đã chỉ ra rằng ở đâu Luật Tiếp công dân được thực hiện nghiêm túc thì ở đó không có hoặc ít có khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, chính quyền và người dân gần gũi nhau. Ngoài ra, báo chí phải tiếp tục vào cuộc sâu hơn nữa để kịp thời phát hiện ra những yếu kém trong công tác tiếp dân của các cơ quan công quyền cũng như phòng chống tham nhũng…

- Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng! 

Thảo luận