Các nhà khoa học: sóc bay phát ánh sáng màu hồng trong tia cực tím

Dưới tia cực tím, sóc bay phát sáng màu hồng, các nhà khoa học từ Đại học Texas A&M và Đại học Northland ở Wisconsin đã phát hiện ra điều này. Họ kể về phát hiện trên tạp chí Journal of Mammalogy.
Sputnik

Phát hiện diễn ra gần như tình cờ — Tiến sĩ John Martin từ Đại học Northland dùng đèn cực tím để nghiên cứu cây trong sân sau của mình để tìm hiểu xem chúng có phát quang hay không (phát sáng dưới ảnh hưởng của tia sáng). Ông đang xem xét địa y và rêu, trong khi đó, một con sóc bay trèo lên lồng nuôi chim. Khi ông chĩa đèn vào con sóc, nó chuyển sang màu hồng.

Nhóm khoa học đã nghiên cứu hơn 100 xác ướp của sóc bay từ các viện bảo tàng ở nhiều tiểu bang khác nhau, cũng như 5 con sóc bay còn sống. Tất cả đều phát sáng màu hồng ở mức độ khác nhau. Ngoài ra, họ đã nghiên cứu các loại sóc khác, nhưng chúng không phát huỳnh quang.

Tại sao có hiện tượng phát ra ánh sáng như vậy? Tạm thời chưa có câu trả lời rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng sóc có thể sử dụng nó trong thời kỳ phối ngẫu. Cũng có thể khả năng này cho phép sóc ẩn giấu khỏi những kẻ săn mồi trong môi trường bão hòa với tia cực tím.

Thảo luận