“Áo gi lê vàng” đã khiến Pháp và Ý xích mích với nhau như thế nào

Sau khi Phó Thủ tướng Ý Luigi Di Mayo gặp gỡ với đại diện những người mặc áo gi lê vàng và ủng hộ người biểu tình, Pháp triệu hồi đại sứ của mình từ Rome về nước. Theo Paris, đó là sự khiêu khích, trong khi đó ông Di Mayo nói rằng cuộc gặp này là hợp pháp, bởi vì ông ta không có ý định gì xấu xa.
Sputnik

Sputnik đã thảo luận về vụ bê bối này với nhà khoa học chính trị Nicola Mirkovic.

Sputnik: Có thể so sánh sự tương đồng giữa phong trào Áo gi lê vàng, dựa trên ý tưởng bảo vệ quyền của người lao động, giá trị xã hội v.v., và phong trào Năm sao của Ý và Liên minh phương Bắc, được coi là các đảng phải chống người nhập cư hay không?

Nikola Mirkovich:Vâng, giữa các phong trào này ở Ý và ở Pháp có sự tương đồng nhất định. Cả Phong trào năm sao và Liên minh phương Bắc đều là phong trào quần chúng. Đại diện của các đảng này không phải là chính trị gia lớn; họ lập ra các đảng của mình, họ mệt mỏi với chính trị truyền thống, họ tự tổ chức và lên nắm quyền.

Pháp: Phong trào "Bút đỏ" liên kết với "Áo ghi lê vàng"

Điều thú vị là theo truyền thống, các phong trào này bị đồng nhất với các hoạt động lề trái và lề phải. Họ đã chỉ ra rằng cùng với nhau họ có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt, bởi vì họ có quyền lực và hoạt động tốt ở Ý.

Ở Pháp, chúng ta thấy tình trạng tương tự. Áo gi lê vàng là phong trào truyền thống kết hợp đại diện của cả lề trái lẫn lề phải, là những người không tham gia bỏ phiếu bầu cử trong những thập kỷ qua. Họ tìm thấy một nền tảng chung mà họ có thể tiến hành thảo luận.

Sputnik: Sự khác biệt giữa Di Mayo và Áo gi lê vàng là gì?

Nikola Mirkovich: Sự khác biệt giữa Ý và Pháp nằm ở chỗ phong trào Áo gi lê vàng hiện không có nhà lãnh đạo đủ sức lôi cuốn. Họ có lãnh đạo địa phương, nhưng họ chưa được tổ chức như một đảng chính trị. Tuy nhiên, các phong trào này rất giống nhau về các tuyên bố mà họ đưa ra.

Sputnik: Từ quan điểm chính trị, Luigi di Mayo có thể hưởng lợi gì từ sự hỗ trợ công khai như vậy từ Áo vàng?

Nicola Mirkovich: Tôi nghĩ rằng, ít nhất là trong giai đoạn này, giữa Ý và Pháp có một số cuộc đối đầu bằng lời nói, cũng có thể nói rằng đang diễn ra một kiểu chiến tranh kinh tế.

Tôi nghĩ rằng Ý không nhìn thấy mối quan hệ đối tác, hoặc tăng cường quan hệ đối tác giữa Pháp và Đức; Ý cảm thấy mình ở bên ngoài. Nước Ý cảm thấy có một động cơ lớn nào đó ở châu Âu, nhưng không có Ý tại đó.

Trong tình huống này, Macron chắc chắn giống như người chịu trách nhiệm về tình huống và gạt Ý sang một bên.

Ngoài ra, đừng quên rằng Macron rất tàn nhẫn với chính phủ Ý. Ông gọi họ là những người theo chủ nghĩa dân túy; Ông nói rằng họ không phải là chính trị gia thực sự, rằng họ sẽ hủy hoại đất nước bằng các quyết định về các vấn đề khác nhau, bao gồm cả vấn đề nhập cư.

Macron liên tục tấn công chính phủ Ý và tôi nghĩ rằng Di Mayo hiện đang trả thù ông ta.

Thảo luận