Mỹ muốn để các đồng minh hồi hương và xét xử các cựu chiến binh IS ở Syria

Hoa Kỳ kêu gọi các đồng minh hồi hương và xét xử các công dân của họ đã chiến đấu ở Syria về phe tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và đã bị lực lượng người Kurd bắt giữ.
Sputnik

Đến nay rất ít quốc gia bày tỏ sẵn sàng làm điều này. Ví dụ, Vương quốc Anh nhiều lần tuyên bố, họ không thể làm như vậy. Sputnik đã thảo luận vấn đề này với Tiến sĩ Clarke Jones, chuyên viên chống khủng bố, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Can thiệp của Úc (Australian Intervention Support Hub).

Sputnik: Rất ít quốc gia sẵn sàng hồi hương những chiến binh. Điều gì sẽ xảy ra với những người này nếu họ không được hồi hương?

Úc bắt giữ một người đàn ông giúp IS chế tạo tên lửa

Clark Jones: Hãy lấy Úc làm ví dụ. Nếu tôi không nhầm, Chính phủ Úc đã tước quốc tịch của 8 kẻ khủng bố công dân nước ngoài, nghĩa là, những người có hai quốc tịch không được phép trở lại Úc.

Nếu các quốc gia cũng phản ứng theo cách này, chúng ta sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn. Những người này chỉ đơn giản sẽ mất quyền công dân và sẽ không có nơi nào để đi.

Nếu chúng được ra tù và nếu chúng ta vẫn không làm bất cứ điều gì đến lúc đó, thì tình hình sẽ không thay đổi  - những kẻ khủng bố và chiến binh nước ngoài sẽ được tự do.

Sputnik: Số phận nào đang chờ đợi vợ chồng và con cái của những kẻ khủng bố, nếu họ đang sống, chẳng hạn, ở Úc?

Clark Jones: Đây là một bi kịch thực sự. Trong nhiều trường hợp chúng tôi đã cố gắng đưa trẻ em trở lại Úc; nhưng Chính phủ chống lại điều đó. Có một quan điểm rằng, khi ở Syria, trẻ em từ 10 đến 15 tuổi bị tẩy não và có thể làm bất cứ việc gì vì "lý tưởng" Hồi giáo cực đoan. Theo tôi, rất đáng tiếc rằng, một số quốc gia, bao gồm cả Úc, không nhận lấy trách nhiệm và không cố gắng đưa vợ con của các chiến binh trở về quê hương.

Cảnh sát Ukraina bắt giam công dân Nga bị tình nghi tham gia tổ chức khủng bố IS

Tôi hiểu tại sao các chính phủ không muốn hồi hương những chiến binh nước ngoài: không ai biết những người đó bị cực đoan hóa đến mức nào, sức khỏe tâm thần hoặc huấn luyện quân sự của họ như thế nào.

Tôi hiểu tại sao các nước không thể hiện ý muốn này. Nhưng, tất nhiên, các chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn để đưa phụ nữ và trẻ em về nhà.

Sputnik: Tại sao rất ít nước muốn hồi hương những chiến binh sau khi kết thúc cuộc xung đột? Những người này gây nguy hiểm gì? Tất nhiên, có một câu trả lời rõ ràng — chiến binh có thể chuyển đến những nơi khác. Nhưng, tại sao chúng ta thấy rất ít nước thể hiện ý muốn hồi hương những người này?

Clark Jones: Tôi nghĩ rằng, việc đưa họ trở về quê hương là một mối đe dọa hoặc rủi ro. Họ đã tham gia vào các trận chiến đầy bạo lực và tàn bạo, họ có rất nhiều kinh nghiệm. Nếu những người này vẫn theo xu hướng cực đoan hoặc nếu họ vẫn bị coi là mối đe dọa khủng bố, điều này đương nhiên khiến các chính phủ lo lắng và các nước không muốn để những người này trở về quê hương.

Ngoài ra, ở đây có cả một vấn đề pháp lý — nếu chính phủ không thể  buộc tội các chiến binh và chứng minh rằng họ đã hiện diện trong khu vực chiến sự hoặc đã chiến đấu chống lại các lực lượng đồng minh ở nước ngoài, thì những người này sẽ phải được thả ra.

Tổng lãnh sự quán Nga tại Antalya xác nhận ba công dân có nghi vấn tham gia IS bị tạm giữ

Có rất nhiều vấn đề pháp lý, nhưng cuối cùng nguyên nhân chính là rủi ro hoặc đe dọa, và các quốc gia chỉ đơn giản không muốn mạo hiểm. Mặt khác, hiện nay không có chương trình đáng tin cậy nào để phi cực đoan hóa. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này.

Nếu những người này trở về quê hương, trong nước có những chương trình nào để đảo tạo lại cựu chiến binh? Theo tôi, chúng tôi phải làm nhiều hơn để phát triển các chương trình như vậy, hoặc làm việc với các cộng đồng để giúp những chiến binh nước ngoài trở về nước.

Sputnik: Theo tôi, đây là một hiện tượng tương đối mới, nó đã xuất hiện vào đầu những năm 2000. Trước đây các chính phủ chỉ đơn giản không gặp phải tình huống như vậy. Ngoài ra, như ông nói, chúng ta nên phát triển các chương trình, các đạo luật và chiến lược để thu hút mọi người vào việc giải quyết vấn đề này. Ông đã đề ra 2-3 giải pháp rất tốt cho các quốc gia và chính phủ. Có những yếu tố nào khác có thể giúp hồi hương những người này, để quá trình này trơn tru hơn?

Công dân Mỹ bị bắt giữ ở Syria bị buộc tội hỗ trợ IS

Clark Jones: Ở đây có hai yếu tố. Nếu chiến binh nước ngoài bị cáo buộc và bị truy tố theo hệ thống tư pháp hình sự và sau đó bị tù, thì trong các nhà tù có chương trình cải tạo. Nhưng, nhiều quốc gia đang cố gắng áp dụng biện pháp trừng phạt không xác định, vì vậy những người đó vẫn ở trong tù.

Trong trường hợp họ không thể bị buộc tội, và nếu trong cộng đồng nơi họ đến không có chương trình cải tạo và phi cực đoan hóa, chúng tôi cũng phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng.

Tôi không muốn tự quảng cáo, nhưng, gần đây chúng tôi đã phát hành một cuốn sách về chủ nghĩa cực đoan trong nhà tù. Trong 10 năm, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chủ yếu ở Philippines, cũng như ở những nước khác. Trong cuốn sách này, chúng tôi viết về thực tế rằng, không ai biết những chiến binh hay những kẻ khủng bố nước ngoài bị đối xử như thế nào trong tù.

Chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn để phát triển các chương trình cải tạo. Nhiều quốc gia chưa bắt tay thực hiện nhiệm vụ này, vì vậy tôi hiểu tại sao các chính phủ không muốn hồi hương chiến binh nước ngoài.

* IS — tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga

 

Thảo luận