Ăn gì để gầy: Học sinh Trung Quốc bị cấm tăng cân trong dịp Tết

Học sinh trung học ở Hàng Châu đã được cảnh báo - nếu trong thời gian nghỉ Tết em nào bị tăng hơn 2 kg thì sẽ phải gắng sức thêm để rèn luyện thể chất, mới đây, China South Morning Post đưa tin.
Sputnik

Tác giả của ý tưởng là Shen Wei, giáo viên chủ nhiệm lớp tám. Thầy Shen Wei đã đặt tất cả học sinh của mình lên bàn cân trước ngày nghỉ lễ và ghi chép trọng lượng của mỗi em. Đề xuất của ông đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng người dùng mạng. Nhiều người ủng hộ giáo viên nhìn thấy trong quyết định này có những khía cạnh tích cực:

"Đứa trẻ sẽ bắt đầu quan sát những gì sắp cho vào miệng và sẽ ăn ít hơn, điều đó dạy cho em khả năng tự kiểm soát. Hơn nữa, béo không những chẳng mang lại lợi ích gì mà còn có hại. Ngay cả khi đứa trẻ tăng cân, em sẽ buộc phải chơi thể thao, một lần nữa điều này rất tốt cho sức khỏe. Tôi nghĩ rằng đây là một biện pháp cần thiết."

"Tôi nghĩ rằng thầy giáo có ý tưởng đúng. Chẳng nhẽ bắt học sinh chạy hàng ngày không phải là một hình phạt trừng phạt tốt hay sao? Chạy bộ mỗi ngày, chơi thể thao, thật tuyệt vời."

Nhưng có những người hoàn toàn không tán thành sáng kiến ​​của giáo viên:

"Mặc dù ban đầu, ý tưởng bắt học sinh rèn luyện nhiều hơn là tốt, nhưng nhiều em sẽ bắt đầu ăn kiêng để tránh bị thầy phạt. Rồi có những đứa trẻ cho rằng yêu cầu như vậy là không công bằng và sẽ bắt đầu mâu thuẫn với giáo viên, điều này không tốt cho sức khỏe thể chất và tâm lý của học sinh đó. Điều cần thiết là phải tạo cho học sinh cơ hội tham gia "trò chơi với hình phạt" này theo nguyện vọng, khi đó họ sẽ được tôn trọng bởi những học sinh không muốn tham gia."

"Bản thân ý tưởng này không tệ, nhưng cách thực hiện không phù hợp. Tất cả mọi thứ nên là tự nguyện. Hơn nữa, đối với con gái, cân nặng là vấn đề rất riêng tư."

Theo Soth China Morning Post, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số trẻ em béo phì. Trả lời phỏng vấn Sputnik, cố vấn tâm lý Xiao Xueping đã nói về các vấn đề liên quan đến những thống kê như vậy, đồng thời ông cũng bình luận về tác dụng mà phương pháp của thầy giáo Hàng Châu, liệu điều đó có thể giúp giải quyết vấn đề thừa cân hay không.

Theo chuyên gia này, giáo viên mong muốn kiểm soát cân nặng của học sinh trong kỳ nghỉ không phải là không có lý, nhưng điều này không giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, thay vào đó, sẽ chỉ loại bỏ một số triệu chứng.

Đề cập đến các nghiên cứu gần đây, ông Xiao Xueping nói rằng ở Trung Quốc có một xu hướng đáng chú ý — những đứa trẻ được nuôi dạy bởi ông bà dễ bị béo phì hơn những đứa trẻ thường xuyên ở với bố mẹ.

Ông Xiao Xueping giải thích: Thế hệ các bà và các ông trong đời đã trải qua nhiều thiếu thốn, do đó, khi nuôi các cháu, họ muốn dành tình yêu cho chúng.

Theo chuyên gia, những đứa trẻ như vậy sẽ rất khó kiểm soát cân nặng của mình, thậm chí kể cả bị phạt, kể cả khi chúng liên tục phải tập luyện, bởi vì ông bà cũng sẽ luôn ở  bên cạnh dụ dỗ chúng bằng nhiều món khoái khẩu khác nhau,.

Tuy nhiên, ngoài điều này, còn có yếu tố tâm lý, ông Xiao nói. Những đứa trẻ ít được ở bên cạnh cha mẹ không nhận được sự quan tâm đầy đủ, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Vào những thời điểm đặc biệt cảm thấy những cảm xúc đó, đứa trẻ sẽ ăn nhiều hơn, dẫn đến béo phì.

"Nếu sự béo phì của trẻ em có liên quan đến hai yếu tố này, thì cách giải quyết vấn đề mà giáo viên phát minh ra sẽ không hiệu quả" — chuyên gia Xiao nói.

Như chuyên gia lưu ý, trong hơn 10 năm qua, tại Trung Quốc, không chỉ trẻ em thừa cân mà cả người lớn cũng trở nên béo phì hơn. Tình trạng này không chỉ liên quan đến chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, mà còn do tình trạng gia tăng căng thẳng gây ra.

Thảo luận