Việt Nam trở thành tâm điểm địa chính trị

Báo chí và cộng đồng chuyên gia thế giới đang tích cực thảo luận về cuộc gặp thứ hai sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào các ngày 27-28/2. Và không chỉ riêng cuộc gặp thượng đỉnh mà cả địa điểm tổ chức cuộc gặp - Việt Nam - thu hút sự chú ý to lớn.
Sputnik

Tuần trước, Tổng thống Trump công bố cuộc gặp lần hai giữa ông với ông Kim Jong Un sẽ được tổ chức tại Hà Nội — thủ đô Việt Nam.

Việt Nam có gì? 5 lợi thế của Hà Nội khi đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Báo chí nêu lên nhiều lý do tại sao Việt Nam được lựa chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên. Một số bài viết lưu ý đến vị trí địa lý gần với Bắc Triều Tiên, đây là điều quan trọng đối với ông Kim Jong Un, người không thích sử dụng máy bay. Ngoài ra, ở Hà Nội có đại sứ quán của cả CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ, Việt Nam duy trì quan hệ thân thiện với cả hai nước tham gia hội nghị thượng đỉnh, và có quan điểm trung lập, Việt Nam có khả năng đảm bảo an ninh tối đa cho các ông tham gia sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Song, điều quan trọng hơn cả là những lý do chính trị khiến các bên lựa chọn Việt Nam làm nơi tổ chức cuộc gặp,- chuyên gia Dmitry Mosyakov đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga), nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Thượng đỉnh Mỹ Triều lần 2: Mọi sự chú ý đều tập trung vào Việt Nam

Đối với Hoa Kỳ một điều rất quan trọng là chứng minh rằng, Việt Nam là một trong các quốc gia mà Hoa Kỳ dựa vào trong chính sách châu Á của mình, rằng, Washington có mối quan hệ tin cậy lẫn nhau với ban lãnh đạo Việt Nam, độ tin cậy cao được thể hiện bằng việc lựa chọn Việt Nam làm nơi tổ chức một sự kiện quan trọng như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà cuộc gặp lần hai sẽ không được tổ chức ở Singapore. Việc lựa chọn Việt Nam mang một ý nghĩa tượng trưng. Mỹ tìm cách chứng minh rằng, số lượng các nước đồng minh trong khu vực đang tăng lên, và mối quan hệ với Việt Nam, quốc gia mà Hoa Kỳ đã từng tiến hành một cuộc chiến đáng xấu hổ, đang là thân thiện đến mức Washington có thể dựa vào Hà Nội trong việc tổ chức cuộc gặp này. 

Đối với Việt Nam, cuộc gặp giữa Trump và Kim tại Hà Nội cũng là rất quan trọng, giáo sư Mosyakov nói. Hội nghị thượng đỉnh trao cho Việt Nam cơ hội thể hiện tầm quan trọng về địa chính trị của mình, nước này có đủ khả năng và điều kiện để tổ chức một hội nghị thượng đỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng phục vụ mục đích cao cả là thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Nhờ cuộc gặp Mỹ-Triều, Việt Nam trở thành tâm điểm địa chính trị.

Thủ tướng Việt Nam đưa ra chỉ đạo về tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Phát biểu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 12 tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng, việc lựa chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức cho cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un cho thấy rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng, cho thấy mô hình phát triển tại Việt Nam là đúng hướng. Đặc biệt, ông Thủ tướng Việt Nam cho rằng an ninh và an toàn ở Việt Nam tuyệt vời.

Các chuyên gia nước ngoài lưu ý đến việc Bắc Triều Tiên thể hiện sự quan tâm đến kinh nghiệm cải cách ở Việt Nam được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã giúp nền kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế trong khi vẫn duy trì sự ổn định chính trị và quan hệ quốc tế đa phương. Việc chuyển giao những kinh nghiệm này là một trong những nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong thời gian chuyến thăm Bình Nhưỡng vào các ngày 12 — 14 tháng 2. Lịch sử của Bắc Triều Tiên và Việt Nam có nhiều điểm chung, và việc Bình Nhưỡng áp dụng mô hình cải cách Việt Nam sẽ nâng cao vị thế Hà Nội trên trường quốc tế.

Tiền Hội nghị Mỹ - Triều: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm chính thức Triều Tiên

Chúng ta có thể chờ đợi gì từ cuộc gặp thứ hai của Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên? Theo Giáo sư Mosyakov, chắc là trong thời gian cuộc gặp lần này hai bên sẽ không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Tình hình đòi hỏi phải thực hiện những bước đi thực tế trong quá trình phi hạt nhân hóa — vấn đề quan trọng nhất đối với Bắc Triều Tiên. Trong vấn đề này nhiều điều phụ thuộc vào độ tin cậy, vào lời hứa bảo đảm an ninh, vào lập trường của Nga và Trung Quốc vì chính hai nước này có thể đứng ra bảo lãnh quá trình này. Rốt cuộc, đối với Bình Nhưỡng, việc sở hữu vũ khí hạt nhân là một yếu tố bảo đảm an ninh và sự sống còn. Giới lãnh đạo Triều Tiên không tin vào những lời hứa và bảo đảm của Hoa Kỳ, bởi vì trong lịch sử hiện đại có rất nhiều ví dụ về việc Hoa Kỳ vi phạm lời hứa và luật pháp quốc tế. Washington chống lại chế độ Kim Jong Un và sẽ làm mọi thứ để lật đổ chế độ này. Bắc Triều Tiên nhận thức rõ điều này. Do đó, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng cuộc gặp tại Hà Nội vào tháng Hai sẽ là một bước tiến tới một thỏa thuận, hướng tới xây dựng một nền tảng đáng tin cậy cho quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, chuyên gia Nga kết luận.

Thảo luận