Biển Đông

Biển Đông 2019 "sẽ không yên ổn”: Màn đọ sức địa chính trị và xây dựng trật tự mới

Chính quyền Donald Trump coi vấn đề Biển Đông là một trong những biện pháp quan trọng trong chính sách cạnh tranh và kiềm chế chiến lược đối với Trung Quốc, báo Giáo dục Việt Nam dẫn phân tích nhiều phương tiện truyền thông.
Sputnik

Ngày 11/2/2019, hai tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Biển Đông nằm ở đâu?

Đây là đợt tuần tra tự do hàng hải thứ hai của Washington tại Biển Đông trong năm 2019, nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý và nỗ lực hạn chế tự do hàng hải ở Biển Đông của Trung Quốc.

Các chuyên gia dự báo năm 2019, Biển Đông tiếp tục "yên mà không ổn". 

Do quá trình phân phối quyền lực, hoạch định quy tắc và xây dựng quyền phát ngôn của khu vực Biển Đông hiện nay diễn ra tương đối sôi động nên đã làm cho các bên có lợi ích liên quan tiến hành cuộc đọ sức quyết liệt mới.

Trong thời gian tới, xu thế ổn định của tình hình Biển Đông chưa chắc sẽ nảy sinh những chuyển biến xấu nhưng so với trước đây, sẽ thể hiện đặc trưng "có sự bất ổn trong ổn định, có lúc nóng lên, tranh chấp ngày càng gay gắt, bất đồng nổi rõ" và những nhân tố sau có thể gây ra cục diện này:

Một là, hành động khiêu khích quân sự của Mỹ và các đồng minh nhằm vào Trung Quốc ở Biển Đông sẽ ngày càng tăng lên.

Vương quốc Anh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông
Chính quyền Donald Trump coi vấn đề Biển Đông là một trong những biện pháp quan trọng trong chính sách cạnh tranh và kiềm chế chiến lược đối với Trung Quốc.

Bên cạnh việc thể hiện một cách công khai hoạt động tự do hàng hải còn sử dụng các biện pháp cứng rắn hơn để kiềm chế ảnh hưởng và sức răn đe mà Trung Quốc liên tục thể hiện ở Biển Đông.

Do đó, Washington phải thông qua việc tăng cường hoặc nâng cấp hoạt động tự do hàng hải để gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông.

Nhật Bản cũng coi vấn đề Biển Đông là cơ hội làm nên công tích lớn hơn về chính trị và quân sự.

Kế hoạch phòng vệ Nhật Bản đưa ra tháng 12/2018 tuyên bố trong vòng 05 năm sẽ cải tạo tàu sân bay trực thăng JDS Izumo (DDH-183) thành tàu sân bay chở máy bay chiến đấu F-35B.

Điều này không những sẽ nâng cao năng lực điều chuyển lực lượng quân sự của Nhật Bản đối với khu vực Biển Đông mà còn làm cho ảnh hưởng quân sự và chính trị của Nhật Bản được nâng cao một cách thực chất.

Mỹ tính xây căn cứ quân sự gần Biển Đông để tiện "theo dõi" Trung Quốc?
Trước sự lôi kéo của Mỹ, không loại trừ khả năng Australia và Anh sẽ tiếp tục sử dụng các hành động quân sự mang tính khiêu khích nhằm vào Trung Quốc ở Biển Đông.

Điều đáng chú ý là, hoạt động quân sự và bố trí lực lượng của Mỹ cùng các đồng minh ở Biển Đông có thể được phối hợp chặt chẽ của một số nước trong khu vực. Theo đó, yếu tố an ninh quân sự ở khu vực Biển Đông cũng sẽ trở nên khó lường hơn.

Hai là, bất đồng và mâu thuẫn giữa các bên có liên quan cả ở trong và ngoài khu vực xoay quanh đàm phán COC sẽ dần nổi rõ.

Tuy đàm phán COC không liên quan đến chủ trương lãnh thổ và phân định ranh giới biển của các bên có tranh chấp nhưng không thể tránh khỏi việc sẽ nảy sinh mối liên quan với chủ quyền và yêu sách chủ quyền trên biển với các bên có tranh chấp.

Đồng thời, cũng liên quan đến việc xây dựng bản đồ địa chính trị Biển Đông dựa trên trật tự và quy tắc nên các bên có liên quan trong khu vực chắc chắn sẽ có xem xét lợi ích quan trọng khác nhau.

Nhóm tàu sân bay tấn công của Hải quân Hoa Kỳ, do Hàng không mẫu hạm "Karl Vinson" dẫn đầu

Một mặt, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN khó tránh khỏi có bất đồng đối với các quan trọng như phạm vi địa lý thích hợp của COC.

Trung Quốc tức giận vì Mỹ điều tàu áp sát quần đảo Trường Sa
Mặt khác, các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia…cũng có liên quan đến vấn đề bố trí cơ sở quân sự trên các đảo, đá ở Biển Đông, hoạt động quân sự trên vùng biển tranh chấp.

Cùng với việc thúc đẩy đàm phán COC, những mâu thuẫn và bất đồng này sẽ bộc lộ rõ hơn, đàm phán COC cũng sẽ bước vào thời kỳ đầy khó khăn.

Ba là, chịu ảnh hưởng còn sót lại của phán quyết Tòa Trọng tài về Biển Đông, cộng thêm các nước bên ngoài gây chia rẽ, một số nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông có thể áp dụng hành động mạo hiểm đơn phương.

Trong đó, không thể loại trừ khả năng xảy ra va chạm và xung đột mới giữa các nước có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông như các thế lực cứng rắn ở Philippines liên tục tạo ra trở ngại cho hợp tác giữa nước này với Trung Quốc.

Các nước khác cũng có toan tính của riêng mình nên sẽ không tỏ ra tích cực đối với các chương trình hợp tác trên biển do Trung Quốc khởi xướng. 

Tổng quan lịch sử hợp tác trên Biển Đông từ những năm 1990 đến nay, mong muốn của các nước tuyên bố chủ quyền có liên quan đối với triển khai hợp tác thiết thực ở Biển Đông vốn không mạnh mẽ;

Giờ đây cộng thêm phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 khiến cho việc thực hiện các chương trình hợp tác trên biển ở Biển Đông "không lạnh cũng không nóng".

Tranh chấp biển giữa Singapore và Malaysia trở nên trầm trọng hơn
Bốn là, khả năng Đài Loan đưa ra lập trường thụt lùi trong vấn đề Biển Đông. Từ khi bà Thái Anh Văn lên cầm quyền năm 2016, Đài Loan cơ bản không có hành động nào trong vấn đề Biển Đông.

Đài Loan không đưa ra bất cứ bình luận nào về hành động của các nước bên ngoài và cũng không bác bỏ đối với phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông.

Cùng với việc Mỹ tiếp tục sử dụng Đài Loan để điều chỉnh trong quan hệ Mỹ-Trung theo hướng có lợi cho Mỹ, có khả năng chính quyền của bà Thái Anh Văn sẽ tìm cách nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông để đổi lấy sự ủng hộ thực tế của Mỹ và ASEAN đối với chủ trương "Đài Loan độc lập" mà Trung Quốc phản đối.

Trong thời gian tới, cùng với việc thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ và các nước đồng minh dẫn dắt, mức độ can dự của các nước bên ngoài vào Biển Đông có thể sẽ tăng lên, cuộc đọ sức địa chính trị và xây dựng trật tự khu vực sẽ trở thành đặc trưng chủ yếu của tình hình Biển Đông.

Thảo luận